Phương pháp dạy con trẻ 2 tuổi biết nghe lời cha mẹ

Độ khoảng 2 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu không vâng lời và bắt đầu khám phá mọi thứ một cách độc lập. Đây là thời gian để trẻ phát triển tư duy trí tuệ, biểu hiện không vâng lời cha mẹ là cách để một đứa trẻ giao tiếp.

Người Nhật có một nguyên tắc khi dạy con là luôn luôn xem trẻ là một thiên tài. Trẻ càng nhỏ tuổi thì càng thông minh, khả năng học hỏi và tiếp thu rất nhanh. Vì vậy, bạn đừng nên áp đặt điều gì lên trẻ mà hãy hướng dẫn trẻ cách học hỏi mọi thứ xung quanh. Bạn nên cho trẻ biết cái nào đúng cái nào sai, những gì được phép và những gì không được phép.

     1. Thay vì quát mắng, mẹ nên nói chuyện nghiêm túc với con

Nếu bạn nóng giận ra mặt thì xin chia buồn, bạn đã thất bại khi truyền đạt ý muốn với con. Bởi vì khi trẻ sợ hãi, chúng sẽ trở nên bướng bỉnh và cứng đầu hơn, điều đó không hề tốt mà còn khiến con bạn thêm cộc cằn. Thay vì tức giận, bạn nên nói chuyện nghiêm túc để con hiểu được là việc làm của con không tốt và chỉ gây ra hậu quả xấu.

Tuy nhiên nếu bạn mong đợi trẻ sẽ hiểu ngay những lời giải thích của bạn thì không thể. Nhưng không vì vậy mà bạn bỏ qua việc giải thích những hành hộng sai trái của trẻ, hãy kiên nhẫn và trẻ dần dần hiểu được điều bạn muốn nói. Hãy nói chuyện với trẻ bằng một thái độ thực sự nghiêm khắc để trẻ hiểu được việc của trẻ là sai và cần phải xin lỗi bạn.

     2. Dứt khoát trong từng hành động

Những lúc cần thiết, bạn nên gửi thông điệp quan trọng cần thiết cho con. Nó cần kèm theo biểu hiện nghiêm trọng và lời nói có ảnh hưởng. Có thể lần đầu trẻ sẽ khó mà nghe theo, tuy nhiên bạn sẽ phải giải thích cho con và lặp lại hành động đó vào lần tiếp theo và trẻ sẽ ý thức được hành động của bạn.

     3. Giao tiếp với con bằng lời nói và cả đôi mắt

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Đôi khi bạn có thể chẳng cần thốt ra một lời nào nhưng trẻ đã hiểu được ý bạn muốn. Khi bạn nói về một sai lầm của trẻ, đôi mắt nghiêm nghị sẽ giúp bạn giải thích cho trẻ cần biết điều đó là không đúng và không được phép lặp lại nữa. Nó sẽ giúp trẻ tập trung nghĩ về điều bạn cần nói, tuy nhiên bạn không được nhìn trẻ với ánh mắt giận dữ, điều đó sẽ khiến trẻ sợ hãi và không nhận thức được vấn đề.

     4. Hướng dẫn cho trẻ bằng những hành động cụ thể

Cách tốt nhất để trẻ học theo nhanh nhất là “cầm tay chỉ việc” cho trẻ. Bạn cần phải hướng dẫn chi tiết cho trẻ vì khi còn quá nhỏ trẻ sẽ chưa có khả năng nhận thức được mọi việc mà còn phải học hỏi rất nhiều. Đơn cử như việc dọn dẹp đồ chơi vào giỏ cho gọn gàng, bạn cần làm mẫu và chỉ cho trẻ biết sau khi chơi đùa xong, trẻ cần phải làm điều đó.

     5. Dạy con cách học hỏi thay vì đòi hỏi quá nhiều

Bạn nên hướng dẫn cho trẻ làm những việc đơn giản, và cho dù có đơn giãn cỡ nào cũng không được yêu cầu trẻ phải tự học và tự làm nó. Bạn có thể hỏi con làm một điều gì đó nhưng lại không nhận được phản ứng nào, hãy nhắc nhở trẻ thêm lần nữa. Nếu bạn nhắc nhở nhiều lần và có thái độ giận dữ, trẻ sẽ hiểu lầm bạn đang giận dữ và có xu hướng tránh xa bạn thay vì nghe lời bạn nói.

     6. Hãy là người bạn gần gũi và chân thành

Mẹ nên thường xuyên trò chuyện với con, hãy bắt đầu từ những việc nho nhỏ rồi mới đi vào vấn đề chính. Thường xuyên giao tiếp với trẻ cũng là cách để trẻ không bị những hội chứng tâm lí như tự kỉ, trầm cảm.

     7. Đưa ra những nguyên tắc cho trẻ

Bạn nên cho trẻ biết kết quả tích cực hoặc tiêu cực sau mỗi hành động. Và sau mỗi lần như vậy, tuỳ theo tính chất của nó mà bạn cho trẻ những lời khen để khích lệ hoặc những nguyên tắc nếu tiêu cực. Chẳng hạn như “Nếu con vứt muỗng khi đang ăn, mẹ sẽ không cho con ăn nữa” hoặc có thể là “Sau khi tắm xong, con có thể chơi xếp hình”. Những nguyên tắc và lời khen rất cần đối với trẻ lúc này.

Phản ứng của mỗi trẻ sẽ tuỳ theo mức độ nhận thức và rất khó nắm bắt ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, phản ứng thái quá và thái độ giận dữ sẽ làm trẻ sợ hãi và xa lánh bạn, nó chỉ làm cho mọi việc trở nên tồi tệ hơn mà thôi. Vì vậy, bạn phải thật kiên nhẫn và bình tĩnh với trẻ, hãy nhớ rằng không vâng lời chỉ là một biểu hiện hoàn toàn bình thường và cần thiết đối với quá trình phát triển của trẻ. Thế giới mẹ và bé hi vọng qua bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu hơn về quá trình phát triển và cách dạy con trẻ cần thiết mà các mẹ cần phải trang bị.

 

Trả lời