Hội chứng tăng động, tự kỉ ở trẻ và hướng điều trị hiệu quả

Trẻ em đang trong quá trình phát triển nếu không nhận được sự quan tâm chăm sóc đúng cách của cha mẹ sẽ dễ mắc các bệnh về tâm lý như trầm cảm, tự kỷ hay tăng động. Chứng tự kỉ và tăng động ở trẻ đang là mối quan tâm hàng đầu của phụ huynh, làm sao để nhận biết bé bị tự kỷ hay tăng động và cách chăm sóc trẻ bị bệnh như thế nào cho đúng?

Sau đây, Thế giới mẹ và bé sẽ cung cấp cho mẹ những kiến thức về hội chứng tăng động, tự kỷ ở trẻ và hướng điều trị hiệu quả nhất cho trẻ?

Dấu hiệu và nguyên nhân của chứng tăng động

Tăng động giảm tập trung (ADHD) là một trong những chứng rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ em. Một khi trẻ mắc bệnh tăng động, sự hiếu động quá mức và khả năng tập trung kém sẽ làm giảm chú ý dẫn đến kết quả học tập sa sút. Trẻ bị tăng động thường có những dấu hiệu sau đây:

  • Hiếu động quá mức bình thường: dấu hiệu trẻ thường hay quậy phá, chạy nhảy liên tục và không thể giữ yên lặng trong 5ph đồng hồ. Mặc dù được cha mẹ nhắc nhở ngồi yên nhưng trẻ vẫn luôn quậy phá, gây ồn à cho dù bị la mắng đến cỡ nào.
  • Không có khả năng tập trung: trong một khoảng thời gian trẻ thực hiện nhiều hành động nhưng không có cái nào trọn vẹn. Những đứa trẻ này có xu hướng chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác rất nhanh, không bị chú ý bởi điều gì vì rất dễ bị hấp dẫn bởi một công việc khác.
  • Hấp tấp, bốc đồng: Với những biểu hiện như trên, cuộc sống của trẻ bị tăng động giảm chú ý bị ảnh hưởng rất nhiều. Ở trường vì không tập trung nên các bé rất khó tiếp thu bài giảng của giáo viên. Ở nhà thì nghịch ngợm, bị bố mẹ quát mắng. Hay hấp tấp nên việc kết bạn cũng trở nên khó khăn với chúng. Lâu dần, những đứa trẻ này trở nên tự ti, và rất dễ sinh ra trầm cảm nếu không được quan tâm, điều trị kịp thời.

Hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh bệnh tăng động do yếu tố nào động nên. Tuy nhiên theo điều tra những trẻ mắc bệnh này thường tiền sử gia đình có người mắc chứng tăng động hoặc rối loạn tâm thần do lạm dụng hay gia đình không hạnh phúc. Thêm vào đó, người mẹ khi mang thai dùng các chất kích thích cũng sẽ làm tăng khả năng trẻ mắc bệnh. Vì vậy, mẹ khi mang thai cần chú ý tránh dùng những thực phẩm có chứa chất kích thích gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này.

Dấu hiệu và nguyên nhân của bệnh tự kỷ

Tự kỷ hay được gọi là rối loạn tự kỷ, là một chứng rối loạn phát triển đặc trưng bởi khiếm khuyết về mặt quan hệ nhân sinh, giao tiếp ngôn ngữ, giao tiếp phi ngôn ngữ và hành vi sở thích hạn chế, lặp đi lặp lại… Tất cả những biểu hiện này xuất hiện ngay từ những năm đầu đời, thường là trước 3 tuổi và phát triển dần dần. Trẻ bị tự kỷ thường có những dấu hiệu sau đây:

  • Trẻ chậm nói: Chậm nói được cho là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh tự kỷ. Nếu trẻ trên 3 tuổi mà vẫn chưa nói được thì rất có thể trẻ đã mắc bệnh.
  • Nhút nhát, sống kép kín: Trẻ tự kỷ thường hay rụt rè, nhút nhát, không thích chơi đùa với những đứa trẻ cùng trang lứa như những đứa trẻ bình thường khác. Trẻ bị bệnh này có xu hướng sống khép kín và hầu như không quan tâm tới sự vật, sự việc xung quanh mình
  • Hành động lặp đi, lặp lại: Trẻ lặp đi lặp lại hành động hay lời nói là dấu hiệu của bệnh tự kỷ. Tuy nhiên, điều này có thể có ở những trẻ bình thường vì khi trẻ học hỏi được điều gì đó, trẻ sẽ thích lặp đi lặp lại nó.
  • Mất khả năng giao tiếp: Các trẻ tự kỷ thường không giao tiếp với người khác. Trẻ không có các giao tiếp cử chỉ, các ngôn ngữ cơ thể hay giao tiếp bằng ánh mắt.
  • Có những hành vi kỳ lạ: Các hành vi như đập đầu vào tường, la hét, cào cấu, đập đồ vật… là những dấu hiệu cho thấy trẻ bị tự kỷ.

Cũng giống như chứng tăng động, tự kỷ cũng chưa được xác định nguyên nhân chính xác nguồn gốc của bệnh. Tuy nhiên theo nghiên cứu của các chuyên gia tâm lý, yếu tố di truyền và môi trường xung quanh là nguyên nhân gây bệnh. Một nguyên nhân khác có khả năng là do người mẹ trong quá trình mang thai bị nhiễm virus Rubella, làm cho não thai nhi kém phát triển, gây bệnh tự kỷ.

Hướng điều trị hiệu quả

Bệnh tăng động và tự kỷ nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, sẽ giúp trẻ cải thiện khả năng giao tiếp, hoà nhập với xã hội để có thể phát triển như những đứa trẻ khác. Các chuyên gia cho biết tỉ lệ phục hồi nếu phát hiện và can thiệp sớm là 80%, trẻ có thể hoà nhập và đi học với các bạn cùng trang lứa. Trẻ càng lớn khả năng điều trị sẽ càng giảm dần và rất khó để phục hồi.

Nếu mẹ thấy con mình có những triệu chứng trên, hãy đưa ngay đến bác sĩ để kiểm tra tình trạng của con. Ngoài dùng thuốc và phương pháp trị liệu hành vi theo hướng dẫn của bác sĩ, các bậc cha mẹ cũng cần dành nhiều thời gian quan tâm chăm sóc con nhiều hơn, tách chúng khỏi những thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính bảng,…Hãy nhẹ nhàng trong lời nói với trẻ và đừng nên sai khiến trẻ, hãy cho trẻ biết bạn muốn trẻ làm điều bạn muốn và lúc này bạn phải quan sát sự thay đổi tâm lý của trẻ. Và quan trọng là hãy chú ý khi trẻ chơi thể thao, tránh những chấn động không đáng có khi trẻ hiếu động thái quá, làm ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ mẹ nhé!

 

 

Trả lời