Bệnh não úng thủy ở trẻ và thời gian vàng để điều trị

Theo nghiên cứu, có tới 86% trẻ bị dị tật ống thần kinh sẽ mắc bệnh não úng thủy. Nhìn hình ảnh những bé có đầu to một cách bất thường, phải nằm một chỗ, tri thức phát triển kém và có tuổi đời ngắn khiến nhiều người bị ám ảnh và lo sợ. Bệnh này sẽ để lại nhiều di chứng nếu chúng ta không điều trị kịp thời. Tuy nhiên, bạn có thể phòng ngừa và điều trị cho bé có được kết quả tốt nếu tận dụng được ” thời gian vàng”. Bài viết dưới đây, Babyplaza sẽ cung cấp tới các mẹ thông tin về bệnh não úng thủy ở trẻ và thời gian vàng để điều trị. Cùng nhau tham khảo nhé…

Nao-ung-thuy-da-phau-thuat-be-co-the-phat-trien-binh-thuong

Não úng thủy là gì?

Não úng thủy hay còn được gọi là bệnh đầu to (bệnh đầu nước) là một trong những dị tật của ống thần kinh. Đây là tình trạng dư thừa một loại chất lỏng trong não ( được gọi là dịch não tủy). Sự dư thừa này khiến đầu của bé ngày một to ra, ảnh hưởng đến các nhu não bị tổn thương. Bệnh thường là bẩm sinh, không có dấu hiệu di truyền. Và bệnh này sẽ để lại nhiều biến chứng cùng hậu quả khôn lường khi chúng ta không phát hiện và điều trị sớm.

Dấu hiệu nhận biết bệnh não úng thủy ở trẻ

Để nhận ra trẻ có mắc phải bệnh não úng thủy hay không, các mẹ cần dựa vào một số dấu hiệu nhận biết cơ bản dưới đây:

  • Kích thước vòng đầu của trẻ có thay đổi bất thường: khi thấy bé có dấu hiệu kích thước vòng đầu to lên, thóp trước giãn to và căng hơn, các mạch máu da đầu to hơn bình thường, trán trẻ rộng, mắt thường nhìn xuống dưới…. Đây chính là những dấu hiệu cơ bản đầu tiên giúp các mẹ nhận ra bé bị  não úng thủy.
  • Dị tật bẩm sinh: khi trẻ bị dị tật bẩm sinh Chiari, thì 98% trẻ đã mắc bệnh não úng thủy. Trong trường hợp này, trẻ sẽ có biểu hiện là thường xuyên đau đầu, tiểu rắt, đau cổ và nặng hơn là dấu hiệu co giật. Bên cạnh đó, khi trẻ mắc hội chứng Dandy- Walker cũng là nguy cơ dẫn đến bệnh não úng thủy. Hội chứng này sẽ khiến não thất bốn của trẻ giãn to ra. Ở trường hợp này, trẻ thường có kích thước đầu tăng lên nhanh chóng mặt và vùng chầm gồ xuất hiện rõ hơn.

nao-ung-thuy

Ngoài những dấu hiệu trên, khi trẻ có những biểu hiện thất thường như: động kinh, chậm vận động, khó bú, sặc sữa hoặc nôn vọt, khó ngủ, và thường xuyên bị giật mình chỉ vì 1 tiếng động nhỏ… thì các mẹ cũng không nên chủ quan, xem thường. Bởi đây cũng là những dấu hiệu của bệnh não úng thủy ở trẻ nhỏ.

Lưu ý: Bệnh não úng thủy không loại trừ một đối tượng nào, tuy nhiên đối tượng dễ bị nhất là trẻ sơ sinh và người già. Theo kết quả nghiên cứu của Viện quốc gia (Mỹ) cứ 500 bé thì lại có 1 ca bị não úng thủy. Tần suất xảy ra tuy không cao nhưng các mẹ cũng cần lưu ý để đảm bảo bé nhà mình sinh ra sẽ có được 1 sức khỏe tốt nhất.

Cách phòng chống bệnh não úng thủy ở trẻ

Để  con có một sức khỏe toàn diện nhất,  khi mang thai  3 tháng đầu các mẹ nên uống bổ sung acid folic (còn gọi là vitamin B9) để  giúp cho sự đóng ống thần kinh được hoàn chỉnh trong thời kỳ bào thai. Ngoài ra,  các mẹ cũng nên sử dụng thêm acid folic cho cơ thể bằng các loại rau xanh lá, ngũ cốc. Điều này rất tốt cho sức khỏe của mẹ cũng như não bộ của trẻ.

Não úng thủy- thời điểm vàng để điều trị.

Tuy là bệnh nặng, tuy nhiên bệnh này sẽ hoàn toàn được cải thiện khi phụ huynh phát hiện ra và có phương pháp điều trị kịp thời.  Tuổi phẫu thuật tốt nhất cho trẻ  là dưới 6 tháng tuổi ( thời gian vàng) để điều trị bệnh này. Nếu được điều trị trong thời gian này, đầu trẻ không bị to do ứ nước, có kết quả tốt và trí tuệ của trẻ phát triển bình thường, không có gì đáng lo ngại. (BS Đức Tuấn- khoa phỏng chỉnh hình BV Nhi Đồng cho hay).

Tuy nhiên, đáng tiếc là hiện nay đa số các trẻ bị não úng thủy được đưa đến viện điều  trị đều là những trường hợp bệnh đã nặng. Khi mổ điều trị, sẽ để  lại những biến chứng nặng nề. Vì vậy, các mẹ cần phải lưu ý để chữa bệnh trong thời gian sớm nhất giúp bé có sức khỏe tốt hơn.

 

Trả lời