Trẻ mắc bệnh giun đũa – nguyên nhân và cách đề phòng ba mẹ cần biết

Giun đũa tên khoa học là Ascaris Lumbricoides là một loại ký sinh trùng tròn, thường sống ký sinh trong ruột non của người đặc biệt là trẻ em. Khí hậu nhiệt đới gió mùa tại Việt Nam chính là môi trường mà giun đũa có khả năng sinh sản và phát triển tốt. Vì vậy ba mẹ hãy cùng theo dõi hết bài viết để biết nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh giun đũa và cách phòng ngừa cho trẻ.

giun đũa ký sinh ở đâu

Nguyên nhân nào khiến nhiều trẻ mắc bệnh giun đũa?

Một khi con giun đũa cái đẻ trứng ở trên mặt đất, tồn tại hơn hai tuần thì trứng giun ở mặt đất phát triển thành ấu trùng giun. Với nhiệt độ môi trường thuận lợi của Việt Nam như đã nói ở trên thì ấu trùng giun sẽ tiếp tục vòng tuần hoàn, chúng chỉ bị tiêu diệt khi phải chịu nhiệt độ từ 60 độ C trở lên.

nguyên nhân bị nhiêm giun đũa

Nguyên nhân chính khiến trẻ em bị mắc bệnh giun đũa là do người lớn không hiểu biết gì về loại giun đũa này.  Trẻ nhỏ chưa có nhận thức được về vệ sinh cá nhân, hay đi chân đất, cho tay vào miệng hoặc những trẻ hằng ngày phải sinh hoạt trong môi trường nhà trẻ có tỷ lệ cao nhiễm giun đũa.

nguy cơ cao nhiêm giun ở trẻ

Ngoài ra trẻ em ở vùng nông thôn có tỷ lệ mặc bệnh giun đũa cao hơn trẻ em ở thành phố. Do tập tính, thói quen lấy phân tươi tưới cho rau trồng vẫn còn tồn tại. Trứng giun được thải ra ngoài theo phân không bị tiêu diệt rồi tưới bón lên rau, nếu gia đình bạn có thói quen ăn rau sống thì nguy cơ nhiễm giun cực kỳ cao cho dù bạn có rửa rau với nhiều nước.

lí do trẻ bị mắc bệnh giun đũa

Triệu trứng gặp phải khi trẻ mắc bệnh giun đũa

Trẻ khi bị giun đũa xâm nhập vào cơ thể sẽ chưa có biện hiện lâm sàng ngay. Các ấu trung giun này sau khi xâm nhập sẽ cần có thời gian di chuyển rồi gây tổn hại ở những nơi chúng đến. Mức độ tổn hại đến sức khỏe phụ thuộc vào số lượng ấu trùng giun có trong cơ thể.

triệu chứng khi bị nhiễm giun đũa

Nếu có ít giun đũa trong ruột thì trẻ sẽ có triệu chứng rối loạn tiêu hóa kéo dài dẫn đến suy dinh dưỡng, cơ thể chậm phát triển. Còn nếu có nhiều giun đũa trong ruột, trẻ sẽ bị tình trạng tắc ruột. Triệu trứng cụ thể là trẻ sẽ thường xuyên bị đau bụng khó tiêu, đi ngoài khó.

tắc ruột trẻ bị mắc bệnh giun đũa

Ngoài ra giun đũa đi qua ống mật sẽ gây tắc mật, sỏi mật. Nếu giun di chuyển lên phổi sẽ khiến trẻ đau ngực, khó thở, ho khàn và sốt cao. Trên là những triệu chứng mà ba mẹ cần lưu ý để sớm phát hiện ra trẻ bị mắc bệnh giun đũa để có hướng điều trị  kịp thời.

Biện pháp đề phòng hiệu quả chống nhiễm giun đũa ở trẻ

biện pháp đề phòng nhiễm giun đũa

 

Để đề phòng nhiễm giun đũa cho trẻ ba mẹ cần làm những điều sau:

  • Hãy nhớ 3 – 6 tháng phải tẩy giun định kỳ cho trẻ và củng tẩy giun định kỳ như với cho mèo nếu như nhà có nuôi
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ đặc biệt là nền nhà khi gia đình có bé trong giai đoạn tập bò, tập đi
  • Đồ uống và thức ăn cho trẻ phải được nấu chín uống sôi, tránh cho ăn thực phẩm tươi sống (đặc biệt là rau sống)
  • Không cho trẻ nghịch phá đất bẩn ở bất kỳ đâu, hạn chế bé không được đưa tay vào miệng
  • Thường xuyên vệ sinh tay và chân của trẻ, nếu có tiếp xúc môi trường bên ngoài thì hãy sử dụng găng tay và vớ cho trẻ để tránh tiếp xúc trực tiếp những nơi có giun đũa
  • Nếu có nuôi chó mèo thì  nên hạn chế cho chúng vào nhà và tiếp xúc gần với con trẻ trong nhà

Trẻ bao nhiêu tuổi thì có thể tẩy giun?

Theo các chuyên gia thì trẻ nhỏ chỉ nên dùng thuốc tẩy giun ở nhà khi trẻ đủ hoặc trên 2 tuổi, các trường hợp dưới 2 tuổi thì không được tự ý dùng thuốc tẩy giun tại nhà. Nếu thấy trẻ có các triệu chứng bị nhiễm giun đũa ở trên thì cần đến cơ sở có bác sĩ chuyên môn để được xét nghiệm và xác định tình trạng nhiễm giun của trẻ. Từ đó mới có phác đồ phù hợp với trẻ dưới 2 tuổi bị mắc bệnh giun đũa.

tẩy giun cho trẻ

Hiện nay, trên thị trường thuốc tây có nhiều loại thuốc tẩy giun khác nhau. Ba mẹ nên tìm hiểu kỹ từ nhiều nguồn hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ để lựa chọn đúng loại thuốc tẩy giun phù hợp với độ tuổi và tình trạng của trẻ. Hầu hết khi mua thuốc tẩy dung thì đều được được sĩ dặn dò sử dụng vào buổi sáng và trước cử ăn sáng.

Tuy nhiên củng có một số chuyên gia chuyên khoa nhi khuyên đối với trẻ nhỏ thì không cần uống thuốc trước bữa sáng, uống sau khi ăn củng được. Sau dùng thuốc tẩy giun thì trẻ có thể bị một số tác dụng phụ như: đau bụng, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn,… Ba mẹ yên tâm các triệu chứng này sẽ hết trong một vài ngày, sau đó bé sẽ khỏe mạnh và ăn uống trở lại bình thường.

Kết luận

Nội dung trên đã cung cấp cho ba mẹ hiểu biết thêm về loại bệnh giun đũa thường mắc phải ở trẻ em. Qua đó ba mẹ hãy chú trọng hơn trong việc vệ sinh của trẻ và thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ trẻ ở các trung tâm y tế.

 

Trả lời