Hiểm hoạ khôn lường nếu uống sữa sai cách

Sữa là một trong những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và rất được yêu thích, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Sữa được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng mỗi ngày ở mọi lứa tuổi vì có quá nhiều lợi ích mà chúng đem lại. Tuy nhiên không phải ai cũng biết sử dụng sữa đúng cách, bởi nếu chỉ một thói quen sử dụng sữa hằng ngày sẽ mang nhiều hiểm hoạ khôn lường nếu uống sữa sai cách.

#Uống quá nhiều sữa

Các nghiên cứu khoa học cho thấy, cơ thể người trưởng thành cũng chỉ hấp thụ được một lượng nhỏ hàm lượng dinh dưỡng của sữa. Vì vậy, việc uống quá nhiều sữa thật sự lãng phí, thậm chí gây rối loạn tiêu hóa. Trung bình, một người trưởng thành chỉ nên sử dụng 200ml sữa cho mỗi lần uống.

#Uống sữa chung với nước ép trái cây

Nước ép trái cây có chứa nhiều hợp chất tạo vị chua. Khi các thành phần protein trong sữa gặp những chất này, nó sẽ kết tủa tạo ra nhiều thành phần hóa học gây hại cho hệ tiêu hóa.

#Uống sữa quá đặc

Nhiều người cho rằng, sữa đặc có nhiều chất dinh dưỡng hơn sữa tươi. Đôi khi cảm thấy sữa tươi quá nhạt, họ còn pha thêm một ít sữa đặc vào uống cùng. Đây là một quan niệm sai lầm, bạn nên từ bỏ nó ngay từ bây giờ nhé.

Nếu trẻ thường xuyên uống sữa quá đặc, sẽ dễ bị đau bụng, táo bón, biếng ăn hoặc thậm chí cự tuyệt việc ăn uống. Điều này là do hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu, không đủ khả năng tiếp nhận lượng dinh dưỡng quá lớn.

#Cho đường vào sữa đun sôi

Nếu bạn cho thêm đường vào trong sữa khi đun sôi, các thành phần trong đường sẽ phản ứng để tạo thành các chất độc hại, gây tác động xấu tới sức khỏe. Nếu hảo ngọt, bạn nên đợi đến khi sữa nguội hẳn mới cho thêm đường.

#Tích trữ sữa quá lâu sau khi đun sôi

Khi đun sôi, nhiệt độ của sữa ở mức rất cao và dễ bị phân hủy. Nếu đổ vào bình giữ nhiệt ngay, sữa sẽ dễ bị hỏng chỉ sau khoảng từ 3 đến 4 giờ (do cứ mỗi hai mươi phút, vi khuẩn trong sữa sinh sản một lần ). Uống loại sữa này có thể gây đau dạ dày, đau bụng, tiêu chảy,… Vì vậy, sữa đun sôi nên được sử dụng ngay lập tức và không nên được lưu trữ lâu trong bình giữ nhiệt.

#Đun sữa quá lâu dưới nhiệt độ trực tiếp

Nhiệt lượng lớn trực tiếp tác động trong quá trình đun sôi, có thể gây ra sự ngưng tụ của các protein trong sữa bò. Nhiệt độ cao làm cho canxi photphat trong sữa chuyển từ môi trường axit sang môi trường trung tính, sau đó kết tủa làm mất chất dinh dưỡng và khiến Lactose biến chất. Ngoài ra, khi đun sôi đến 100 độ C, đường trong sữa bắt đầu ngả màu nâu và dần phân giải thành axit lactic, đồng thời sản sinh ra axit formic khiến sữa có vị chua, ảnh hưởng đến mùi vị sữa. Bởi vậy, chỉ nên đun sữa cách thủy trong thời gian vài phút.

Trả lời