Nguyên nhân gây loạn thị ở trẻ em và cách phòng tránh

Loạn thị là một loại tật khúc xạ khá phổ biến. Ở mắt bình thường, các tia hình ảnh sau khi đi qua giác mạc thì được hội tụ ở một điểm trên võng mạc. Nhưng ở mắt loạn thị, các tia hình ảnh lại được hội tụ ở nhiều điểm trên võng mạc khiến cho người loạn thị thấy hình ảnh nhòe, không rõ. Loạn thị có thể đi kèm với cận thị thành tật cận loạn, hoặc đi kèm với viễn thị thành tật viễn loạn.

      1. Nguyên nhân trẻ bị loạn thị

Loạn thị là một loại tật khúc xạ tương đối, một bệnh về mắt khá phổ biến ở trẻ em. Mức độ loạn thị ở trẻ em thường khác nhau do bề mặt không đều của giác mạc hoặc thủy tinh thể.

Trẻ bị loạn thị không được chỉnh kính và tập luyện thị lực đúng hướng, thông thường loạn khoảng 1,5 đi ốp, sẽ bị ảnh hưởng rất xấu đến thị lực, dẫn đến nhược thị. Theo các bác sĩ chuyên khoa mắt, nguyên nhân gây tật khúc xạ ở trẻ nhỏ đa phần là do bẩm sinh di truyền, thông thường không liên quan đến thói quen và mức độ sử dụng mắt của trẻ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa một chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, thói quen xem tivi, máy tính, điện thoại quá nhiều không góp phần gia tăng con số trẻ nhỏ bị loạn thị. Vẫn cần sự đồng nhất trong cách chăm sóc trẻ từ A đến Z để bảo vệ con trước nguy cơ mắc bệnh.

      2. Triệu chứng loạn thị ở trẻ em

Trẻ bị loạn thị thường có những triệu chứng mà mẹ có thể phát hiện như:

– Trẻ thường xuyên bị mỏi mắt, nhức đầu, đặc biệt là vùng trán và thái dương.

– Trẻ phải nheo mắt khi nhìn đôi khi chảy nước mắt và cảm thấy khó chịu.

– Dù nhìn xa hay nhìn gần trẻ vẫn thấy mờ

– Hình ảnh trẻ nhìn thường bị biến dạng và méo mó, không giống với nguyên bản

      3. Hậu quả khi trẻ mắc bệnh loạn thị 

Thông thường, để điều trị dứt điểm chứng loạn thị, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật khúc xạ, nhưng chỉ áp dụng với trẻ trên 18 tuổi. Tuy nhiên, nếu trẻ nhỏ để bị loạn thị quá lâu mà không điều chỉnh, độ chênh lệch giữa hai mắt vượt quá 5 đi-ốp, mổ là bắt buộc, và rủi ro vì đó tăng lên.

Nếu trẻ quá 10 tuổi bị loạn thị nhưng không được phát hiện, trẻ rất dễ bị nhược thị, lé, thậm chí mù lòa. Nguyên nhân là do hệ thống thị giác của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, do đó khi bị tật khúc xạ, sự phát triển bình thường của mắt bị ảnh hưởng.

      4. Phòng tránh loạn thị ở trẻ

– Ngay lập tức đưa trẻ đi kiểm tra thị lực tại các cơ sở chuyên khoa mắt khi phát hiện thấy các biểu hiện lạ ở mắt trẻ như lác, nheo mắt, nghiêng đầu khi nhìn, nhức mắt, dụi mắt, nhìn mờ…

– Nếu phát hiện tật khúc xạ, mẹ nên nhắc bé đeo đính phù hợp, tái khám định kỳ để theo dõi.

– Hướng dẫn bé ngồi đúng tư thế, nhất là khi ngồi học, lưng thẳng, mắt cách mặt khoảng 30cm. Phòng học của bé phải đủ ánh sáng, bàn ghế phù hợp với lứa tuổi bé.

– Bố trí thời gian học, đọc sách và vui chơi hợp lý ở ngoài trời.

– Không đọc sách, xem tivi, chơi vi tính quá 2 tiếng liên tục.

– Không đọc sách trên tàu xe, khi nằm ngửa hoặc ở nơi thiếu ánh sáng.

– Chế độ dinh dưỡng hợp lý, giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất tốt cho mắt.

Trả lời