Tủ thuốc gia đình và những thứ cần thiết phải có

Tủ thuốc gia đình sẽ giúp các bà MẸ có thể tự xử lý ngay tại nhà các vấn đề đơn giản, các bệnh mới được biểu hiện ở trẻ và cũng rất cần thiết cho các thành viên khác trong nhà, phòng các trường hợp ban đêm xảy ra đau ốm cần giải quyết ngay.

Tủ thuốc gia đình nhất thiết phải có các loại sau:

#1. CÁC VẬT DỤNG Y TẾ CẦN THIẾT

Trong tủ thuốc gia đình nhà bạn cần phải có các dụng cụ như: Bông, băng, gạc, chai cồn loại 70 độ, băng cá nhân nhiều kích cỡ để lau chùi và che chắn vết thương, tránh bụi bẩn, vi khuẩn bên ngoài.

#2. NƯỚC MUỐI SINH LÝ (NaCl 9%)

Dùng để nhỏ mắt, nhỏ mũi, cho con hàng ngày rất an toàn, không có tác dụng phụ hay chống chỉ định gì (trong toa có ghi rõ). Nên nhỏ mắt và mũi cho bé mỗi buổi sáng hoặc sau khi tắm.

Khi thấy con có dấu hiệu hắt hơi, sổ mũi là nhỏ ngay cho con ngày 3-4 lần, nhỏ mỗi bên mũi từ 1-2 giọt. Khi muốn lấy gỉ mũi cho bé, mẹ chỉ cần nhỏ nước muối sinh lý vào sẽ làm dung dịch mũi loãng ra, sau 2-3 phút lấy bông tai trẻ em từ từ kéo cục gỉ ra.

Mẹ cũng có thể nhỏ nước muối sinh lý để vệ sinh mắt bé. Khi bé bị vật gì rơi vào mắt hoặc có gỉ mắt, mẹ nhỏ nước muối sinh lý để rửa trôi dị vật cho bé.

Ngoài ra, mẹ có thể dùng muối biển sinh lý để lau vết trầy xước khi bé bị ngã.

#3. NHIỆT KẾ

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị sốt: mọc răng, tiêm văcxin, bị viêm nhiễm,… Mẹ nên có một chiếc nhiệt kế để có thể xác định độ sốt của bé, từ đó có cách xử lý hợp lý, quyết định chỉ cần hạ sốt tại nhà hay phải đưa đi bác sĩ.

Có nhiều loại nhiệt kế, ngoài loại truyền thống là nhiệt kế thủy ngân thì còn xuất hiện thêm nhiệt kế điện tử. Có nhiều loại nhiệt kế điện tử có thể đo ở nách, miệng và hậu môn, chính xác tới 0,1 độ C, đo nhanh, sau 1 phút.

#4. THUỐC HẠ SỐT

Nếu bé sốt nhẹ, sốt dưới 38,5 độ, mẹ chưa cần phải cho bé uống thuốc, có thể cho bé nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, dùng nước ấm lau bàn chân, bẹn và nách cho bé.

Dùng thuốc hạ sốt: Thuốc hạ sốt an toàn và phổ biến nhất hiện nay là paracetamol, có nhiều dạng bào chế khác nhau. Thường có 4 dạng: Thuốc viên nén, thuốc dạng sủi hòa tan trong nước, thuốc bột cũng hòa tan với nước và thuốc đạn (đặt ở hậu môn).
Các bé dưới 3 tuổi nên dùng thuốc hạ sốt dạng gói bột hòa tan trong nước.

Trường hợp trẻ nhỏ, không chịu uống thuốc, dễ bị nôn trớ có thể dùng dạng thuốc đạn (đặt ở hậu môn). Loại này, trước khi đặt thuốc cho bé, mẹ phải rửa sạch tay bằng xà phòng và nước sạch. Cần chú ý thực hiện đúng thao tác: đặt đầu nhọn của viên thuốc vào trước, sâu khoảng 2 cm và bóp hai mép hậu môn lại trong vài giây để tránh cho viên thuốc bị rơi ra ngoài. Với dạng viên thuốc đặt hậu môn, để bảo quản hãy cho thuốc hẳn vào tủ lạnh.

Mẹ nên mua 3 dạng: Dạng viên nén, viên đạn, và cả dạng gói bột để sẵn ở nhà, đê dùng cho các trường hợp khác nhau. Nên có sẵn:

– 1 vỉ hạ suốt viên nén 500mg (người lớn và trẻ em trên 12 tuổi hoặc trẻ trên 40 ký dùng)
– Thuốc dạng bột có hàm lượng 100mg, 150mg, 250mg, mỗi loại 1-2 gói (có thể dùng lần 2 gói, hoặc chia nữa gói tùy theo cân nặng của bé)
-Vài viên đạn hạ sốt để sẵn ngăn đá tủ lạnh, mua hàm lượng theo cân nặng của bé hiện tại và mua 1,2 viên dùng cho cân nặng lớn hơn vài ký để phòng sẵn.

Các loại thuốc hạ sốt paracetamol chỉ nên cho bé dùng khi sốt trên 38,5 độ C. Cách sử dụng và liều lượng dùng đều được ghi ở vỏ hộp/bao thuốc. Liều lượng dùng thuốc tỷ lệ thuận với cân nặng của bé.

Lưu ý: không nên cùng lúc vừa cho uống vừa đặt thuốc hạ sốt. Khi trẻ liên tục sốt cao, việc dùng paracetamol phải tuân theo liều lượng quy định là 10 – 15mg cho mỗi kg cân nặng của trẻ trong từ 4 – 6 giờ. Tức là ít nhất phải cách 4 giờ mới cho trẻ dùng thuốc một lần.

Ví dụ trẻ nặng 20kg thì cứ cách 4 – 6 giờ cho trẻ dùng một lượng paracetamol là 250 – 300mg. Đắp khăn ướt lên trán của trẻ hoặc dùng nước mát lau người cho trẻ cũng làm dịu và hạ sốt rất tốt.

#5. THUỐC MỠ CHỐNG HĂM

Các bé dùng bỉm (tả giấy) rất dễ bị hăm, mẹ nên có sẵn thuốc chống hăm trong nhà để bôi lên vết hâm cho con khi thấy trên các kẽ da ở cổ, nách, mông, bẹn, …,bị hăm đỏ.

Nên có sẵn 1 típ thuốc mỡ : Mỗi ngày bôi từ 2 – 3 lần một lớp thuốc mỏng lên vùng da bị hăm sau khi đã chùi sạch bằng khăn ướt và thấm khô.

#6. PANTHENOL – SƠ CỨU NGAY KHI PHỎNG

Da trẻ rất non nớt, khi phỏng sẽ có nguy cơ bị viêm nhiễm nặng nếu như bố mẹ không biết cách sử lý kịp thời. Vừa nguy hiểm cho sức khỏe của con vừa để lại sẹo xấu hay di chứng nặng nề. Nếu biết cách xử lý ngay lập tức, “hậu quả” do phỏng sẽ được hạn chế và khắc phục rất nhiều. Nếu biết cách SƠ CỨU NGAY sau khi bị phỏng là rất quan trọng. Đây là bước rất quan trọng và cần thực hiện ngay trong vòng 5-10 phút. Để quá thời gian trên chừng nào thì hiệu quả trị phỏng sau này sẽ thấp hơn chừng ấy.

#7. INULIN – CẢI THIỆN TÁO BÓN NGỪA TÁI LẠI CHO TRẺ

Ngoài ra tình trạng đầy bụng, đi phân sống hay tiêu chảy, trẻ còn có thể bị TÁO BÓN khi có sự thay đổi về chế độ ăn uống, ăn nhiều món khác lạ so với bình thường, mẹ có thể áp dụng bài bên dưới cho con

INULIN – Công dụng:

Bổ sung chất xơ tự nhiên và hệ vi khuẩn sống có ích giúp:

– Cải thiện tình trạng táo bón kéo dài, đi đại tiện khó, giảm các triệu chứng do táo bón gây ra như: nứt kẽ hậu môn, giãn phình đại tràng, bệnh trĩ.

– Hỗ trợ điều trị các rối loạn tiêu hóa do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây táo bón.

Đối tượng sử dụng: Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người lớn bị táo bón do mọi nguyên nhân.

#8. THUỐC SỔ MŨI – TIFFY

Chỉ áp dụng với trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên

Dùng cho trường hợp trẻ bị sổ mũi và đã nhỏ nước muối sinh lý 2-3 ngày không có dấu hiệu giảm, hoặc có dấu hiệu sổ mũi nặng hơn. Hoặc đã dùng các bài trị sổ mũi với thảo dược 2-3 ngày mà không hiệu quả. MẸ nên mua lọ thuốc siro TIFFY – cho con uống để cải thiện tình trạng này.

Liều lượng uống theo toa thuốc chỉ dẫn.

P/s: Trẻ sổ mũi cả tuần không hết, uống thuốc mà vẫn có dấu hiệu nặng hơn, cầm phải cho con đi khám ngay để sổ mũi kéo dài TRẺ se có nguy cơ bị viêm tai giữa rất dễ bị tái đi tái lại và khó trị hết hẳn được.

#9. Thuốc đông dược RHINIDOL, tác dụng trị sổ mũi, viêm mũi dành cho trẻ từ 16 tháng tuổi trở lên

#10. THUỐC TIÊU CHẢY

Mua sẵn vài gói thuốc HIDRASEC 10mg hay 30mg tùy theo độ tuổi của con (hay mua thuốc nào có đúng 1 thành phần là Racecadotril)”

Lưu ý: Hidrasec là tên biệt dược của 1 loại thuốc trị tiêu chảy với hoạt chất là Racecadotril. Chứ Hidrasec không phải là tên hoạt chất. các MẸ là chúa nhầm lẫn vụ này á. Nghĩa là ở các cty dược sản xuất thuốc tiêu chảy với hoạt chất Racecadotril, có thể đặt các tên biệt dược khác nhau họ muốn đặt tên gì thì đặt. Nhưng Hidrasec do Pháp sản xuất là có hiệu quả cao hơn.

Nếu mua không có loại này, MẸ cứ ra nhà thuốc nói mua thuốc nào có thành phần Racecadotril là đúng. Mua cho đúng tên hoạt chất thôi, tên sản phẩm khác cũng được, giống như thuốc hạ sốt có nhiều tên khác nhau như Panadol, efferalgan, Hapacol, …, nhưng hoạt chất của nó chỉ là thành phần PARACETAMOL như nhau.

#11. THUỐC HO TRẺ EM

SIRO TRỊ HO THẢO DƯỢC: MẸ có thể mua chai siro HO Astex hay là PECTOL có loại nào mua loại đó. Đây là thuốc trị ho cho trẻ em được bào chế từ thảo dược rất an toàn. Nên uống 5 ngày đến 1 tuần liên tiếp (hay đến khi con hết hẳn)

Liều lượng uống theo toa thuốc chỉ dẫn.

#12. THUỐC NHỎ MẮT

Nên có sẵn chai thuốc nhỏ mắt để phòng ngừa trường hợp đi chơi TẾT, đi ra ngoài nhiều hơn bình thường, chẳng may trẻ bị đau mắt, mắt có dấu hiệu viêm đỏ hay sưng tấy. Nếu đã nhỏ lọ nước muối sinh lý mấy ngày rồi mà không có dấu hiệu giảm, mắt viêm sưng hay mắt vẫn đỏ, NGHĨA LÀ CÓ DẤU HIỆU NẶNG HƠN CHỨ KHÔNG GIẢM NHẸ. Lúc ấy mới cần dùng đến lọ thuốc nhỏ mắt Tobrex để nhỏ cho con (người lớn cũng dùng được). Nhỏ ngày 4- 5, nhỏ trong 3 – 4 hay 5 ngày tùy dấu hiệu giảm ít hay nhiều, khi thấy mắt hết viêm sưng, hết đỏ, thì dùng lọ nước muối sinh lý nhỏ lại mỗi ngày vài lần trong vòng 1 tuần, mới nhỏ mắt lại bình thường (cách ngày hay ngày 1 lần cho trẻ).

Trả lời