Sắt có vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ

Sắt là một yếu tố vi lượng, nắm giữ vai trò quan trọng trọng tăng cường hệ miễn dịch cơ thể của người trưởng thành và cả trẻ nhỏ. Đặc biệt, khi trẻ còn nhỏ, Sắt có vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sử dụng thực phẩm và sữa bột giàu sắt là những điều bố mẹ nên đặc biệt quan tâm.

Vai trò quan trọng của Sắt đối với cơ thể trẻ

– Sắt tham gia vào cấu tạo của nhiều enzyme. Đặc biệt trong chuỗi hô hấp sắt đóng vai trò vận chuyển điện tích.

– Tham gia vào quá trình tạo thành myoglobin, sắc tố hô hấp của cơ.

– Chức năng hô hấp: tạo nên hemoglobin để vận chuyển oxy từ phổi đến tất cả các cơ quan.

– Sắt tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể: là thành phần của enzyme hệ miễn dịch.

– Sắt cũng ảnh hưởng đến sự phát triển não, thiếu máu lâu dài có thể dẫn đến tình trạng nhận thức kém và nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.

Hậu quả của việc thiếu Sắt

Sắt có vai trò quan trọng cùng với protein sản xuất ra hồng cầu để vận chuyển oxy, nuôi sống các tế bào, cho nên thiếu sắt sẽ dẫn tới thiếu máu dinh dưỡng, một trong những bệnh phổ biến ở trẻ em. Trẻ bị thiếu máu do khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu bị giảm, không đủ oxy để cung chấp cho các cơ quan  đặc biệt quan trọng như tim, cơ bắp, não. Điều này dẫn đến hiện tượng tim đập nhanh, trẻ có thể mắc chứng suy tim do thiếu máu. Trẻ thường có biểu hiện như: hoa mắt, chóng mặt do thiếu oxy lên não, cơ bắp yếu và cơ thể mệt mỏi.

Đồng thời, thiếu máu lên não ở trẻ còn làm cho cơ thể trẻ mỏi mệt hay ngủ gật, thiếu tập trung trong giờ học dẫn đến kết quả học tập sa sút. Trẻ bị thiếu máu thiếu sắt dễ nhận thấy nhất là da xanh niêm mạc nhợt (đặc biệt ở mắt và môi), móng tay móng chân nhợt nhạt và dễ gây biến dạng, tóc khô cứng dễ gãy. Trẻ thường biếng ăn, táo bón, ăn hay nôn trớ và chậm lớn hơn so với các bạn cùng trang lứa.

Sắt tham gia vào tương cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, nên thiếu sắt trẻ hay bị ốm đau do hệ thống miễn dịch suy giảm.

Trẻ cần bao nhiêu Sắt mỗi ngày là đủ

Trẻ ở mỗi độ tuổi khác nhau cần một lượng chất sắt khác nhau:

– Từ 1 – 3 tuổi: 7 milligrams (mg) mỗi ngày

– Từ 4 – 8 tuổi: 10 milligrams (mg) mỗi ngày

Tuy nhiên bạn cũng không cần thiết tuân thủ theo đúng lượng sắt trên, bạn có thể thay đổi tuy theo cơ địa và sự tiếp nhận của bé.

Các mẹ cần làm gì để cung cấp đủ Sắt cho trẻ

– Mẹ khi mang thai nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để cung cấp đủ sắt cho thai nhi, nếu thiếu mẹ có thể uống thêm viên sắt. Tuy nhiên mẹ nên bổ sung bằng các thực phẩm giàu sắt.

– Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài tới tháng thứ 24 nếu có thể.

– Trẻ từ 6 tháng trở lên, mẹ có thể bổ sung cho trẻ ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt chú trọng các loại thực phẩm giàu sắt và vitamin C (hỗ trợ việc hấp thụ sắt).

– Giữ vệ sinh cho trẻ để tránh nhiễm giun sán, không đi chân đất để tránh nhiễm giun móc (giun móc kí sinh ở ruột non, gây mất máu), tẩy giun định kì cho trẻ 6 tháng một lần.

– Khi trẻ có các biểu hiện của thiếu sắt: thiếu máu, mệt mỏi, biếng ăn, học kém… cần cho đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Các loại thực phẩm giàu sắt cho mẹ tham khảo

Loại thực phẩm Thành phần sắt (mg)
1/2 ly ngũ cốc 12
1/2 chén bột yến mạch 5
1/4 chén đậu hũ nguyên chất 2.5
1/4 chén đậu nành 2
1/4 chén đậu lăng nấu 2
1/4 chén đậu nấu nước sốt cà chua và thịt lợn nướng 2
1 muỗng cà phê blackstrap molasses 1
1/4 chén đậu garbanzo 1
1/4 chén rau xanh nấu 0.9
1/4 chén đậu đen 0.9
1/4 chén đậu pinto 0.9

 

 

 

Mỗi loại thực phẩm mang lượng vi chất sắt khác nhau , tùy vào lượng kiểu cách nấu, hoặc cách chế biến khác nhau. Mẹ cần lưu ý rằng nho khô  các loại thực phẩm từ đậu, các loại hạt có thể gây nguy hiểm khi cho trẻ ăn,mẹ cần quan sát và nghiền nhỏ để trẻ không bị hóc vào cổ họng gây nghẹt thở.

Qúa nhiều Sắt trong cơ thể có gây hại cho trẻ không?

Về cơ bản điều này khó mà xảy ra. Tuy nhiên nếu mẹ đã cho trẻ ăn đầy đủ các loại thực phẩm giàu chất sắt mà vẫn cho trẻ dùng các thực phẩm chức năng để bổ sung sắt thì điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Việc chứa quá nhiều sắt có thể gây hại đối với cơ thể của trẻ, gây ra vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng và thậm chí gây tử vong. Mức tolerable thương lượng sắt là 40 mg mỗi ngày cho trẻ từ độ 13 tuổi trở xuống. Đó là số mức tối đa chứa được trong vòng an toàn được khuyến nghị bởi Hội đồng quản trị dinh dưỡng của viện y học và thực phẩm. Nếu bạn lo lắng con thiếu sắt, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bổ sung thêm cho bé.

Trả lời