Bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ: nguyên nhân và cách điều trị
Thủy đậu là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, do sức khỏe của bé non yếu nên các loại vi rút dễ xâm nhập và thường xảy ra trong thời gian giao mùa. Vì vậy, để đảm bảo con yêu có một sức khỏe tốt nhất, các mẹ tham khảo bài viết: Bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ: nguyên nhân và cách điều trị dưới đây để có thêm những kiến thức cơ bản về bệnh này giúp bé nhà mình phát triển khỏe mạnh nhất.
Bệnh thủy đậu là gì?
Thủy đậu là bệnh cấp tính, lây nhiễm do một loại vi rút Varicella Zoster gây lên. Bệnh xảy ra phần nhiều ở trẻ em, nhưng cũng không ít người lớn mắc bệnh này. Thông thường, từ lúc nhiễm phải siêu vi, đến lúc phát ra bệnh – được gọi là thời gian ủ bệnh là khoảng 2 -3 tuần.
Bệnh thủy đậu có biểu hiện như thế nào?
Thủy đậu được chia ra làm 3 giai đoạn cơ bản sau đây, các mẹ cần lưu ý để có phương pháp điều trị hợp lý nhất cho trẻ:
- Giai đoạn 1: Khi khởi phát, trẻ có thể có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, một số trường hợp có thể không có triệu chứng báo động…
- Giai đoạn 2: Trẻ liên tục sốt và trên người bắt đầu nổi những nốt mụn màu hồng có đường kính nhỏ, sau 1-2 ngày tiếp theo những nốt đó sẽ mọng đỏ và có dịch mủ ở trong. Đầu tiên, phỏng nước sẽ xuất hiện ở mặt- ngực- lưng, sau đó lan dần hết người khiến bé có cảm giác ngứa và khó chịu. Sau 2-3 ngày các mụn này sẽ có dấu hiệu teo đầu, đóng vẩy và lớp mụn khác lại mọc lên.
- Giai đoạn 3: đây được coi là giai đoạn phục hồi của trẻ. Sau 7-10 ngày, trẻ sẽ khỏi bệnh, các nốt mụn sẽ bay hết và không để lại sẹo. Sức khỏe bé sẽ bình thường trở lại (trong trường hợp không bị biến chứng).
Cách xử lý khi trẻ bị thủy đậu
Khi thấy bé có dấu hiệu mắc bệnh, cha mẹ nên bình tĩnh để có những giải pháp điều trị bệnh cho bé hiệu quả nhất. Dưới đây là quy trình điều trị hiệu quả nhất.
- Cách ly trẻ: Khi trẻ bị bệnh, việc đầu tiên mẹ cần làm đó là tách trẻ với những người khác. Mọi đồ dùng cá nhân của trẻ cũng phải để riêng vì bệnh này có nguy cơ lây lan qua đường không khí rất nhanh.
- Vệ sinh trẻ cẩn thận: Khi mắc bệnh thủy đậu các bé sẽ có cảm giác ngứa rất khó chịu. Vì thế các mẹ nên chăm sóc con chu đáo, không để bé cào gãi vào các nốt mụn thủy đậu. Thường xuyên lau người bằng nước ấm cho trẻ và lau khô người bằng khăn mềm để mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho con.
- Sử dụng bôi thuốc đặc trị bệnh cho bé phù hợp.
Lưu ý : Quan niệm kiêng nước, không lau rửa cho bé khi con bị thủy đậu là sai lầm. Vì nếu không vệ sinh các bé sẽ khó chịu, bứt rứt và cào gãi. Như vậy sẽ là nguyên nhân dẫn đến việc bệnh lâu khỏi và có khả năng biến chứng cao.
- Chế độ ăn hợp lý: Bạn tránh cho các con ăn đồ tanh, tăng cường nấu cháo, thức ăn mềm dễ tiêu hóa và bổ sung thêm lượng nước, vitamin cần thiết cho trẻ.
Trong trường hợp 2-3 ngày, bôi thuốc mà trẻ chưa có dấu hiệu suy giảm bệnh bạn cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được điều trị phù hợp.
Cách phòng ngừa thủy đậu ở trẻ sơ sinh
- Hiện nay biện pháp được sử dụng để phòng ngừa thủy đậu chủ yếu vẫn là tiêm phòng. Vắc xin chống thủy đậu có hiệu quả cao và lâu dài được áp dụng cho các đối tượng sau:
+ Trẻ từ 12-18 tháng được tiêm 1 mũi.
+ Trẻ từ 19 tháng- 13 tuổi: nên tiêm 1 mũi
+ Trẻ 14 tuổi- người lớn chưa bị thủy đậu nên tiêm 2 lần.
Khi được tiêm phòng vắc xin thủy đậu thì 80-90% có khả năng phòng bệnh tuyệt đối, không mắc bệnh. Vì vậy, cha mẹ cần để ý để tham gia tiêm phòng đầy đủ giúp các bé có một sức khỏe vàng, phát triển toàn diện.
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh thủy đậu và cách chữa trị cho trẻ khi mắc bệnh. Các mẹ có thể đọc tham khảo để có được cẩm nang chăm sóc con toàn diện nhất.