Bệnh lồng ruột ở trẻ nhỏ: cách phát hiện sớm và điều trị

Lồng ruột  nghe có vẻ xa lạ nhưng đây lại là một trong những  cấp cứu ngoại khoa thường gặp ở trẻ nhỏ. Theo con số thống kê, cứ 1.000 trẻ lại có 4-5 trường hợp mắc bệnh. Bệnh này xảy ra thường xuyên ở những trẻ từ 5-9 tháng tuổi. Trẻ trên 2 tuổi, tỷ lệ mắc là 15% và khi trẻ càng lớn tỷ lệ mắc bệnh sẽ càng giảm xuống. Bài viết dưới đây, Babyplaza.net sẽ cung cấp cho bạn thông tin về bệnh lồng ruột ở trẻ nhỏ: cách phát hiện sớm và điều trị. Cùng tham khảo nhé các mẹ.

b16-long-ruot-3-638

Nguyên nhân gây ra bệnh lồng ruột là gì?

Lồng ruột có thể hiểu đơn giản: một đoạn ruột không ở vị trí bình thường mà sẽ “chui” vào một trong đoạn ruột kế bên. Cho đến nay 90% các ca lồng ruột không có nguyên nhân cụ thể. Theo các chuyên gia, bệnh lồng ruột xảy ra là do các khối u, polyp làm thay đổi nhu động của ruột dẫn đến việc các đoạn ruột bị lồng vào nhau. Ngoài ra, các bệnh viêm nhiễm về ruột cũng là một trong những nguyên nhân gián tiếp gây ra bệnh lồng ruột ở trẻ nhỏ. Theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ trẻ bị nhiễm virut Rota- loại virut gây hiện tượng nôn trớ, tiêu chảy cấp có nguy cơ mắc bệnh lồng ruột cao hơn so với các bé khác.

Biểu hiện của trẻ mắc bệnh lồng ruột

Trẻ nhỏ vài tháng thường chưa biết nói nên khi con có những dấu hiệu lạ dưới đây mẹ cần lưu ý: trẻ bỏ bú, khóc thét vì đau bụng, nôn mửa, sau đó hiện tượng trướng bụng, đi đại tiện ra máu lẫn nhầy. Ở một số trẻ khi bệnh nặng sẽ có dấu hiệu: da xanh tái, tiểu ít, sốt cao, hôn mê… Do vậy các mẹ cần phải để ý tới các bé thường xuyên để có thể phát hiện ra bệnh sớm để kịp thời điều trị, không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con.

Nguy cơ khi đối mặt khi trẻ mắc bệnh lồng ruột

Bị lồng ruột, đồng nghĩa với việc các bé sẽ phải đối mặt với nguy cơ: tắc nghẽn, ứ đọng thức ăn. Đoạn ruột bị tắc sẽ nhanh chóng bị giãn to làm quy trình viêm nhiễm, phù nề, hoại tử và xuất huyết xảy ra. Khi bị hoại tử, hiện tượng nhiễm khuẩn, thủng ruột gây viêm phúc mạc sẽ dẫn đến hiện tượng bệnh nhi tử vong.

Lưu ý: khi bị lồng ruột, trước 48 giờ có khoảng 2,5% khối lồng bị hoại tử nhưng sau 72 giờ tỷ lệ hoại tử lên đến 80%. Tốc độ bệnh phát triển rất nhanh do vậy cha mẹ cần chú ý nhiều đến sức khỏe của trẻ.

dieu_tri_roi_loan_chuyen_hoa_bam_sinh_21647553132015

 

Điều trị bằng kỹ thuật tháo lồng 

Điều trị bệnh lồng ruột sẽ trở nên đơn giản khi các bé được phát hiện bệnh sớm. Theo các bác sỹ chuyên khoa tại BV Nhi Đồng 2, hiện nay phương pháp tháo lồng bằng hơi đang được sử dụng phổ biến và mang lại kết quả tích cực. 100% các trường hợp bị lồng ruột phát hiện trong 24h đều thành công. Với phương pháp tháo lồng, bé sẽ được tiêm thuốc gây mê ( ngủ nhẹ nhàng tại phòng mổ), sau đó có một ống thông nhỏ đặt vào lòng trực tràng bằng 1 máy bơm hơi. Dưới sự hướng dẫn của máy soi X-quang, hơi sẽ được bơm dần vào trong ruột già với áp lực vừa phải để các khối lồng được tháo ra. Còn khi trẻ bị nặng hơn, các bác sỹ sẽ chỉ định phẫu thuật bởi lúc này ruột đã bị hoại tử và cần phải cắt bỏ cả đoạn ruột hỏng đó.

Trên đây là một số thông tin về việc phát hiện và điều trị bệnh lồng ruột ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ , các mẹ cùng tham khảo để có thêm những kiến thức thú vị trong việc chăm sóc bé yêu nhé.

Trả lời