Trẻ em nên được học ngoại ngữ từ thời điểm nào?
Để đất nước phát triển sánh ngang với các quốc gia lớn mạnh khác thì chìa khoá tối ưu cho việc đó là “vấn đề hội nhập”. Vậy làm cách nào để hội nhập khi chúng ta chưa có một nền tảng tốt để hiểu được thế giới đang cần gì, họ đã đi được tới đâu và Tiếng Anh – ngoại ngữ chính là thứ mà chúng ta cần phải đầu tư cho những hạt mầm tương lai của đất nước. Tiếng Anh phải học như thế nào để có thể trôi chảy? Thời điểm nào thích hợp để cho trẻ học Tiếng Anh?
Học ngoại ngữ trước tuổi dậy thì
Tại những nước nền tảng không phải là ngôn ngữ chung của thế giới là tiếng Anh đã bỏ ra rất nhiều thời gian, tiền bạc, công sức để cộng hưởng ngôn ngữ này với tiếng mẹ đẻ. Mục đích là để hoà chung dòng chảy với thế giới. Tuy nhiên vẫn chưa có kết quả tốt như mong đợi vì gần như không có điểm chung như môi trường học tập, động lực và chất lượng giảng dạy.
Theo nghiên cứu chỉ ra rằng có một “độ tuổi tốt nhất” là trước dậy thì chính là độ tuổi mà trẻ đang phát triển bộ não, do đó chúng thường dựa nhiều hơn vào khả năng học tập bẩm sinh sẽ giúp trẻ dễ thành công trong việc học ngoại ngữ hơn các độ tuổi khác. Thành công trẻ em học tốt ngoại ngữ do các yếu tố như chúng có điều kiện tiếp xúc với tiếng Anh nhiều hơn thông qua truyền hình và Internet, nghe nhạc, chơi game…
Đối với trẻ em chúng ta không nhất thiết đặt nặng vấn đề giữa “học như chơi” hay “học nghiêm túc”. Vì người lớn có thể đưa ra một số lí do họ luôn nghiêm túc nhưng lại không thể nào nhét hết từ vựng vào đầu. Thay vào đó, trẻ em sẽ vừa chơi vừa học nhưng não lại ghi sâu những điều chúng đang chơi vào đầu. Thực tế chỉ ra trẻ em có thể học được rất nhiều khi não bộ của chúng thấy thật sự thoải mái.
Khuyến khích trẻ thay vì ép buộc
Trẻ em sẽ luôn nghe lời nếu chúng ta dùng lời lẽ nhẹ nhàng, hợp tình hợp lí thì mọi việc sẽ được giải quyết nhanh gọn. Vì vậy, để hướng cho trẻ theo học ngôn ngữ thứ hai thì việc đầu tiên là tạo cho chúng thấy môi trường chúng được tiếp nhận thứ tiếng này là vô cùng thoải mái, vui nhộn.
Hiện nay rất nhiều gia đình quyết định chuyển trường cho con từ quốc tế sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ dạy học sang trường công Việt Nam vì thấy tiếng Anh của các bé tốt hơn tiếng Việt và bắt đầu lo sợ bé bị mất gốc. Điều này cho thấy môi trường tạo thành thói quen, thói quen sẽ tạo nên phản xạ. Như đã nói ở trên, đây không phải là khó khăn với những gia đình khá giả khi vừa muốn con mình nói tiếng Anh tốt, vừa muốn con mình thành thạo tiếng mẹ đẻ mà phải chấp nhận đánh đổi tạo ra một môi trường chỉ sử dụng tiếng Anh hoàn toàn tự nhiên cho con mình. Trường hợp chỉ mong muốn con mình học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai thì việc để chúng dành phần lớn việc học tập bằng ngôn ngữ tiếng Việt thì sẽ không hiệu quả bằng trường hợp trên nhưng sẽ giữ được bản sắc cho trẻ. Dựa vào hai trường hợp trên ta đúc kết được một điều là khi cho trẻ học bất kì dù ngôn ngữ nào thì sự hướng dẫn và hỗ trợ cho trẻ có môi trường phù hợp mới là điều quan trọng để chúng thích nghi và phát triển tốt, thay vì ép buộc trẻ phải môi trường không phù hợp nhưng yêu cầu chúng phải có được thứ chúng ta mong mỏi.
Sự phát triển tư duy từ ngôn ngữ thứ 2
Tóm lại, chúng ta nên để trẻ bắt đầu học loại ngôn ngữ thứ hai từ giai đoạn 6 đến 7 tuổi là lứa tuổi dễ tiếp thu, dễ dạy bảo, nhạy bén trong giao tiếp hơn và dễ dàng hoà nhập vào môi trường của ngôn ngữ cần sự cởi mở này. Tuy Việt Nam chưa phải là quốc gia tiên quyết ngôn ngữ thứ hai này nhưng một điểm cộng cho thời đại công nghệ đã bắt buộc dù có không cần thiết thì vẫn phải sử dụng nó với mục đích hướng ngoại. Thiết nghĩ rằng năm sau hoặc tương lai gần khi mà ngoại ngữ không phải là môn bắt buộc cho tới năm 14 tuổi thì đáp án cho giáo dục Việt Nam và các gia đình có con nhỏ – hạt mầm của đất nước sẽ nhận thấy sự cần thiết của việc học thứ ngôn ngữ tuyệt vời này.