Chế độ chăm sóc cải thiện và ngăn ngừa tình trạng dinh dưỡng kém cho trẻ sơ sinh
Dinh dưỡng cho trẻ nhỏ như thế nào là đầy đủ? Vì bổ sung đủ chất cho cơ thể trẻ chính là nền tảng cho sức khoẻ tốt để chống chọi mọi loại bênh nhất là các căn bệnh thiếu hụt dưỡng chất và thúc đẩy quá trình phát triển toàn diện cho trẻ em.
Theo kết quả nghiên cứu khoa học mới nhất về dinh dưỡng, các kiến thức về cách bổ sung dinh dưỡng cho trẻ thì tóm tắt lại các chế độ dinh dưỡng cơ bản cho trẻ như sau.
- Sơ sinh – 6 tháng
- Sữa mẹ là nguồn thức ăn không gì thay thế được cho sự phát triển toàn diện về thể chất và trí não của trẻ sơ sinh. 4 tháng đầu sau sinh là khoảng thời gian trẻ cần được bổ sung sữa mẹ bất cứ lúc nào mà không cần thêm bất cứ thứ gì khác. Khoảng thời gian trẻ đã đủ 4 tháng tuổi bước sang tháng thứ 5 thì phải bổ sung thêm các chất dinh dưỡng khác ngoài lượng sữa tối đa của mẹ. Gọi là ăn dặm thêm nhưng bạn phải luôn duy trì sữa mẹ như là một nguồn thức ăn dinh dưỡng cốt yếu.
- Sữa me có 2 lần. Sữa chảy ra đầu tiên gọi là “sữa đầu”, có lượng nước cao hơn để giải khát cho bé, còn sữa của cuối bữa bú chứa nhiều dinh dưỡng bao gồm chất béo giúp trẻ phát triển cân năng gọi là “sữa cuối”.
- 6 tháng – 10 tháng
Ngoài sữa mẹ hoặc uống thêm sữa bột thì bên cạnh đó mẹ cần bổ sung thêm :
- Một lượng nhỏ phô mai mềm tiệt trùng, sữa chua, phô mai, các loại ngũ cốc giàu chất sắt (gạo, lúa mạch, lúa mì, yến mạch, ngũ cốc hỗn hợp).
- Trái cây và rau quả như : chuối, đào, lê, bơ, cà rốt nấu chín, bí, khoai tây, khoai lang.
- Bánh mì nướng cắt nhỏ, chuối chín cắt lát, nui nấu chín, bánh quy giòn, bánh ngũ cốc ít đường hình chữ O.
- Một ít những thực phẩm giàu đạm như : trứng, thịt xay nhuyễn, thịt gia cầm, cá không xương, đậu phụ, đậu Hà Lan, đậu đen.
- 10 tháng – 12 tháng
Giai đoạn này bé cứng cáp hơn một chút và đường ruột cũng đã tương đối tốt nên bé sẽ có thể dễ dàng nuốt thức ăn hơn, răng mới mọc sẽ giúp thức ăn không trôi ra khỏi lưỡi. Lúc này các loại thưc phẩm bé có thể dùng được là :
- Sữa mẹ hoặc sữa bột, phô mai mềm tiệt trùng, sữa chua, phô mai (tuyệt đối không được sử dụng sữa bò cho bé uống vì bé vẫn còn dưới 1 tuổi).
- Các loại ngũ cốc giàu sắt.
- Trái cây nghiền hoặc bóc vỏ và cắt thành từng miếng vuông.
- Rau hấp cho chín mềm, cắt thành miếng nhỏ, mì ống và phô mai, thịt hầm.
- Các loại thực phẩm ăn bốc giàu chất đạm.
Các mẹ nên chú ý sự an toàn trước khi cho bé ăn bằng cách thử trước để đề phòng bé bị dị ứng loại thức ăn đó. Câu châm ngôn các bà mẹ bỉm sữa hay truyền nhau là “thà ít nhưng đầy đủ còn hơn nhiều mà dư thừa” chính là muốn nói tới các loại thức ăn quá nhiều chất nên chỉ dùng một ít để tập cho dạ dày bé làm quen chứ không phải nhồi nhét quá nhiều vào dẫn đến tác dụng ngược.