Những thực phẩm không nên dùng chung với cà phê
Dùng cà phê một cách điều độ rất có lợi cho sức khoẻ. Cà phê giúp cải thiện tâm trạng, tăng cường trí nhớ, tăng sức khoẻ tim mạch và giảm nguy cơ tiểu đường. Tuy nhiên, khi dùng chung cà phê với những thứ như đường hoá học, chất độc có thể gây mất tác dụng tốt của cà phê.
Những thực phẩm dưới đây thay vì dùng chung với cà phê bạn hãy chọn thời điểm khác hoặc dùng chung với những món khác.
#1. Chất tạo ngọt
Các loại chất tạo ngọt không làm gia tăng ngay giảm đường trong máu, tuy nhiên có nhiều nghiên cứu cho thấy các chất tạo ngọt nhân tạo này làm rối loạn chuyển hóa Glucose, làm tăng cảm giác đói và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, chúng còn có thể gây rối loạn vi khuẩn đường ruột làm ảnh hưởng tới toàn bộ chức năng cơ thể.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên dùng chiết xuất từ lá stevia để thay thế cho chất tạo ngọt sẽ an toàn hơn.
#2. Đường
Một ít đường không làm tổn hại bạn ngay tức thì, nhưng nếu bạn uống vài ly cà phê mỗi ngày, những calo rỗng chứa trong đường sẽ tích tụ rất nhanh. 2 muỗng đường tương ứng với 48g, nhiều hơn đường trong 1 lon CocaCola.
Bạn có thể dùng chút ít quế thay vì dùng đường. Quế có tác dụng giảm tăng đường huyết, giúp kiểm soát cơn đói của bạn.
Ngoài ra, bạn có thể thử dùng thêm thảo quả, món này được uống chung với cà phê ở Trung Đông.
#3. Mùi vị bổ sung
Những loại này thường được cho thêm vào cà phê để bổ sung mùi vị và làm bắt mắt hơn. Ví dụ như những loại vani, hạt dẻ, caramen, bột bí ngô… Những loại này chứa rất nhiều đường và màu nhân tạo.
Cứ 30g sirô hương liệu bổ sung chứa khoảng 19g đường, làm tăng nguy cơ đường huyết. Tốt hơn bạn nên lựa chọn các loại thực phẩm có chứa thành phần tự nhiên như bạc hà, chiết xuất từ hạt, đậu không chứa đường.
#4. Kem không được làm từ sữa
Đây có thể là món tồi tệ nhất khi dùng chung với cà phê. Những thành phần hàng đầu của các loại kem này thường là sirô ngô cứng và dầu thực vật được hydro hóa một phần, chúng bắt chước kem nhưng bở hơn.
Sirô ngô cơ bản cũng tương tự như đường chứa calo rỗng, dầu thực vật hydro hóa là chất béo chuyển đổi nhân tạo – chúng khiến động mạch bị tắc, tăng nguy cơ bệnh tim và tiểu đường.
Nếu bạn dùng kem không làm từ sữa hàng ngày vì không thể uống sữa, nên dùng một loại kem tương tự như kem sữa dừa có thành phần là sữa dừa tự nhiên.
#5. Sữa ít béo
Sữa ít béo không gây hại, nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng sữa đầy đủ nguyên chất vẫn có lợi hơn. Một nghiên cứu phát hiện rằng người thường xuyên uống sữa nguyên chất có đầy đủ chất béo ăn ít tinh bột hơn trong 4 năm, trong khi người dùng sữa ít béo ăn nhiều tinh bột hơn đáng kể.
Nếu các loại tinh bột ấy có nguồn không tốt, ví dụ như bánh chứa đường, chúng có thể dẫn đến tăng cân.
Trong một nghiên cứu khác, người dùng sữa đủ chất béo giảm 23% nguy cơ tiểu đường loại 2, trong khi người uống sữa ít béo không có chuyển biến. Những axít béo đặc biệt trong sữa đã giúp phòng chống căn bệnh này.