Có nên đi khám sức khỏe trước cưới không?

Muốn có một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc thì không chỉ cần tình yêu và sự thấu hiểu giữa hai vợ chồng. Mà cái quan trọng nhất ở đây mà nhiều người ít quan tâm trước khi quyết định kết hôn đó là đời sống tình dục hòa hợp củng như sức khỏe của hai vợ chồng. Vậy nên hãy đi khám sức khỏe trước cưới khi cả hai quyết định tiến đến hôn nhân.

Vì sao nên khám sức khỏe trước cưới?

kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân

Khám sức khỏe trước cưới hay có thể gọi là kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân, nhằm đánh giá được sức khỏe tổng quát, phát hiện các bệnh có thể lây truyền qua đời sống tình dục vợ chồng nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến con cái sau này.

Đối với các bạn trẻ chuẩn bị kết hôn mà chưa có nhiều kinh nghiệm về tình dục thì hãy nên đi kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân để biết được khả năng sinh sản và được tư vấn từ bác sĩ, từ đó tự tin vào quan hệ vợ chồng an toàn và lành mạnh, sẵn sàng chào đón một em bé kháu khỉnh.

Việc khám sức khỏe trước khi kết hôn có thể bị hiểu lầm là hành động sự nghi ngờ không tin tưởng về sức khỏe giữa nhau. Nhưng không phải như vậy nó là thể hiện sự quan tâm đến sức khỏe và trách nhiệm đối với chồng hoặc vợ của mình.

Lợi ích của việc khám sức khỏe trước cưới:

Giữ gìn hạnh phúc gia đình được tốt hơn

đời sống vợ chồng

Vì khi khám sẽ được bác sĩ dựa theo kết quả đã được sàng lọc tư vấn kiến thức và tâm lý đời sống tình dục vợ chồng một cách tốt nhất. Từ đó đời sống tình dục được hòa hợp hơn, tránh được trường hợp lo lắng nghi ngờ và không thỏa mãn được trong quan hệ vợ chồng.

Tầm soát các bệnh truyền nhiễm

Các cặp đôi trước khi kết hôn cần làm xét nghiệm để tầm soát các bệnh truyền nhiễm có khả năng lây qua đường tình dục như: HIV, HCV, Viêm gan B và bệnh tình dục khác. Do đó nếu phát hiện được có bệnh sẽ có phác đồ điều trị sớm nhất hạn chế lây bệnh cho bạn đời của mình.

Kiểm tra được sức khỏe khả năng sinh sản

Khám sức khỏe trước cưới có một bước khá quan trọng đó là kiểm tra khả năng sinh sản của cả 2 vợ chồng. Nên chuẩn bị thật tốt ở bước này nếu quyết định mang thai. Nó là tiền đề để chào đón một em bé khỏe mạnh kháu khỉnh sau này. Nếu phát hiện các bệnh lý về sinh sản như: vô tinh, tinh trùng yếu, u nang buồng trứng,… ở một trong hai người thì bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị kịp thời.

Gen di truyền củng là một phần quan trọng nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con cái sau này. Vì vậy ngoài việc xét nghiệm ở hai vợ chồng thì bác sĩ sẽ khai thác đến tiền sử bệnh lý của gia đình 2 người. Từ đó sẽ đưa ra kết luận liệu 2 người có mang gen bệnh lý di truyền cho con cái hay không.

Thể hiện được sự quan tâm và trách nhiệm của cả 2 người

khám tiền hôn nhân

Thật sai lầm khi về chung nhà mà không biết được tình trạng sức khỏe của mình và bạn đời đặc biệt là các cặp đôi trẻ luôn chủ quan về sức khỏe mình. Nếu may mắn tình trạng sức khỏe của cả 2 đều tốt nhưng 2 bạn sẽ không thể lường được trước những rủi ro tiềm ẩn khi không kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân. Khi đó sức khỏe và đời sống tình dục không được hòa hợp với nhau sẽ không khỏi tìm cảm vợ chồng bị sứt mẻ.

Vì vậy hãy thể hiện trách nhiệm và sự quan tâm của mình đối với bạn đời bằng việc đi khám sức khỏe trước cưới. Thời gian để khám sức khỏe tiền hôn nhân thích hợp nhất là từ 3 đến 6 tháng trước kết hôn để tránh được các rủi ro sau này.

 Khám sức khỏe trước cưới là được khám những gì?

1. khám tiền hôn nhân ở nam giới

nam giới khám tiền hôn nhân

khám sức khỏe tổng quát:

  • khám lâm sàng: đo huyết áp, đo chỉ số cơ thể
  • Siêu âm bụng
  • xét nghiệm máu
  • xét nghiệm nước tiêu
  • Một số bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục: HIV, gian mai, viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C

Khám sức khỏe sinh sản:

  • Xét nghiệm tinh dịch đồ (đánh giá được chất lượng tinh trùng qua các chỉ số: số lượng, hình dạng và khả năng di chuyển)
  • Xét nghiệm dịch niệu đạo
  • Nội tiết tố sinh dục
  • Siêu âm tinh hoàn

2. Khám tiền hôn nhân ở nữ giới

khám tiền hôn nhân ở nữ

Khám sức khỏe tổng quát:

  • khám lâm sàng: đo huyết áp, đo chỉ số cơ thể
  • Siêu âm bụng
  • xét nghiệm máu
  • xét nghiệm nước tiêu
  • Một số bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục: HIV, gian mai, viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C

Khám sức khỏe sinh sản 

  • Kiểm tra hormone sinh dục nữ: estrogen, LH, prolactin
  • Xét nghiệm dự trữ buồng trứng AHM;
  • Siêu âm vú
  • Siêu âm phụ khoa, soi tử cung

Ngoài ra còn sàng lọc các bệnh di truyền: sàng lọc ra gen bệnh để có được dự đoán bệnh lý bẩm sinh của đứa con trong tương lai.

Toàn bộ nội dung trên đã giải đáp được câu hỏi có nên khám sức khỏe trước cưới hay không? Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết.

 

Trả lời