Nguyên nhân và cách trị hôi miệng ở trẻ em hiệu quả nhất

Hôi miệng là một thuật ngữ y tế cho hơi thở có mùi hôi, đôi khi có thể là triệu chứng của các bệnh đường ruột tiềm ẩn. Hơi thở của trẻ thường có mùi hôi hơn ở người lớn do thói quen vệ sinh sau khi ăn của trẻ không đúng cách. Trẻ em với chứng hôi miệng thường có hơi thở hôi hoặc phát ra từ mũi. Mùi là khác nhau ở mỗi trẻ vì nó còn chưa một số hợp chất lưu huỳnh tạo ra trong đó. Các triệu chứng hôi miệng có thể khác nhau dựa vào các nguyên nhân khác nhau.

Nguyên nhân gây triệu chứng hôi miệng ở trẻ

 #1. Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Trẻ thường không ý thức được sự cần thiết của vệ sinh răng miệng đúng cách nên hầu hết chỉ thực hiện qua loa. Việc đánh răng không thường xuyên và không đúng cách có thể không loại bỏ hoàn toàn các cặn mảng bám răng trong miệng của trẻ.

Mảng bám trên răng là vi khuẩn tích lũy phát triển mạnh trên các mảng thức ăn thừa hoặc protein giữa các răng. Mảng bám trên răng được tìm thấy giữa các kẽ răng, hai mặt trước sau của răng.

Tích tụ mảng bám trong miệng gây ra không chỉ hôi miệng mà còn phát sinh các vấn đề răng miệng khác như bệnh nướu răng.

 #2. Nhiễm trùng răng miệng

Trẻ sẽ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng răng miệng, bệnh nướu răng do thiếu sự chăm sóc thích hợp, đúng cách. Các bệnh nhiễm trùng có thể là kết quả của hàm lượng đường cao trong chế độ ăn uống hoặc do vệ sinh răng miệng kém.

Viêm nướu hoặc bệnh nướu răng cũng là một tình trạng viêm gây hôi miệng ở trẻ em.

 #3. Thực phẩm

Thực phẩm là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến hơi thở của trẻ. Các thực phẩm như tỏi, hành tây hoặc phô mai có thể gây hôi miệng ở trẻ em. Các chế độ ăn uống kết hợp với vệ sinh răng miệng kém có thể dẫn đến chứng hôi miệng.

Chế độ ăn uống giàu protein hoặc năng lượng thấp cũng có thể gây ra chứng hôi miệng ở trẻ.

 #4. Khô miệng

Tuyến ước bọt được sản sinh trong miệng giúp loại bỏ các loại vi khuẩn có xu hướng lắng xuống trong miệng. Khi chúng ta ngủ, tuyến nước bọt không được tạo ra, đó là lý do tại sao chúng ta có hơi thở hôi sau khi thức dậy.

Nếu nước bọt không được tạo ra đủ trong cơ thể sẽ dẫn đến bệnh khô miệng và khiến hơi thở có mùi.

 #5. Áp xe răng

Áp xe răng là một bệnh nhiễm trùng răng dẫn đến đọng mủ trong răng, gây tổn thương vĩnh viễn đối với răng có lỗ nhỏ hình thành từ việc bị áp xe trong đó.

Áp xe răng thường gặp ở trẻ em do chấn thương hoặc sâu răng, trong khi sâu răng có thể do chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng.

#6. Thuốc

Sử dụng liên tục thuốc kháng sinh trong 1 tháng hoặc hơn có thể gây hôi miệng ở trẻ em. Ngoài ra, thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin, thuốc chống co thắt và thuốc giãn phế quản có thể gây khô miệng dẫn đến hôi miệng.

Phòng ngừa và điều trị chứng hôi miệng ở trẻ

Mẹ dạy con cách vệ sinh răng miệng đúng cách là bước đầu tiên cần thiết để thực hiện ngăn ngừa hơi thở hôi. Mẹ nên đảm bảo rằng trẻ cần thực hiện:

  • Đánh răng thường xuyên, ít nhất 2 lần/ ngày sau mỗi bữa ăn.
  • Sử dụng nước súc miệng (không cồn) theo khuyến cáo của nha sĩ.
  • Tạo cho con một thói quen làm sạch hoặc súc miệng sau mỗi bữa ăn.
  • Cho trẻ uống nhiều nước vì mất nước có thể dẫn đến khô miệng.
  • Cung cấp cho trẻ bữa ăn sáng lành mạnh bao gồm các loại trái cây và rau quả trong chế độ ăn uống.
  • Nói chuyện với con bạn về tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng.
  • Hạn chế cho trẻ ăn các loại đồ ngọt vào buổi tối.
  • Thường xuyên cho trẻ khám nha khoa.
  • Hướng dẫn con dùng chỉ nha khoa hàng ngày.

 

Sức khoẻ răng miệng tốt là chìa khoá cho một cơ thể trẻ phát triển khoẻ mạnh. Vì vậy, mẹ cần quan tâm và chú ý đến cách trẻ vệ sinh răng miệng hơn, thường xuyên nói chuyện với con về tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng để trẻ ý thức hơn về sức khoẻ của mình.

Trả lời