Cách sơ cứu khi trẻ bị động kinh

Căn bệnh động kinh thường xảy ra ở rất nhiều trẻ từ nhỏ đến lúc dậy thì và có khi lớn lên vẫn có thể tài phát. Đồng thời, động kinh ở trẻ nếu không biết cách sơ cứu để chờ thời gian đưa đến trung tâm y tế hoặc bệnh viên kịp lúc có thể dẫn đến tử vong.

Khi trẻ bị động kinh cần sơ cứu kịp lúc

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị động kinh

Bệnh co giật động kinh là do não bị tác động thường xảy ra khi trẻ có biểu hiện sốt cao hoặc trẻ đang có chế độ ăn không hợp lí bệnh sẽ bộc phát bất cứ lúc nào :

  • Cả chân và tay co giật từ nhẹ đến mạnh bất thường.
  • Mắt sẽ có dấu hiệu đơ tròng, trợn ngược lên, hoặc có bé sẽ nhìn về một hướng.
  • Miệng sùi bọt mép hoặc nhai chóp chép với cường độ liên tục.
  • Hay giật thột, hoặc tự nhiên khóc thét lên.
  • Một số bé này thường còi, ốm yếu, chậm lớn.
  • Chậm hoặc không biết đi cho dù là 2 đến 3 tuổi.
  • Chân tay quờ quạng, đi không vững.
  • Nằm cứng đơ toàn thân.
  • Có trường hợp cơ thể béo phì và não không thể phát triển như bị bại liệt vậy.
  • Các cơn co giật động kinh thường không biết trước. Chỉ còn lại số ít bệnh nhi bị bệnh động kinh là sức khỏe vẫn bình thường.
  • Những bé mắc bệnh này thường có trí nhớ kém, giảm sút, bé khó tiếp thu và không nhớ được nhiều.
Mắt nhìn về một hướng cũng là dấu hiệu bênh động kinh

Nguyên nhân co giật động kinh

  • Khi mang thai trẻ người mẹ bị chấn thương vùng bụng làm tổn thương đến thai nhi.
  • Chế độ dinh dưỡng khi người mẹ mang thai không đủ, hay thiếu một chất nào đó cũng có nguy cơ bị động kinh co giật cho bé sau khi được sinh ra.
  • Khi sinh bé thì bị cạn nước ối hoặc sinh mổ, hút thai.
  • Do ngộ độc thai nhi (mẹ tiêm chủng Rubella hoặc các hình thức khác tương đương phải mang thai đúng thời gian quy định. Nếu mang thai trong thời gian chỉ định thuốc, tỉ lệ bị nhiễm độc thai nhi là rất cao dẫn đến bé sẽ bị động kinh sau khi sinh ra.
  • Bé bị té ngã, nhất là phần sau gáy.
  • Chế độ dinh dưỡng, không đủ, thừa hoặc thiếu một chất nào đó cũng có nguy cơ bị động kinh.

Cách sơ cứu khi bé bị động kinh

Cha mẹ không nên hốt hoảng quá mức để không tụ tập quá đông quanh bé.

– Đặt bé nằm xuống, đầu hơi cao (gối cao hoặc tay đỡ) và nghiêng sang một bên để tránh bị tắc nghẽn hoặc sặc đường thở của bé.

– Móc hết đồ ăn (nếu có) trong miệng ra.

– Cởi hết quần áo, khăn…ra và mở hết cửa cho không khí trong phòng thật thoáng mát.

– Không được cố đè, vắt chanh vào miệng trẻ, không được cạo gió, cạy răng, banh hàm trẻ ra hoặc chèn muỗng đũa vào miệng trẻ.

– Theo dõi tiếp tục biểu hiện của trẻ là động kinh co cứng hay co giật, màu sắc da và môi của trẻ có tím tái không, có trợn mắt không hay mắt nhìn về một phía, đầu có quay sang một bên không, có ngừng thở trong cơn không, gọi tên trẻ có biết gì không…

– Các cơn động kinh diễn ra rất nhanh. Vậy nên cha mẹ luôn theo dõi cơn của con mình. Nếu như kéo dài trên 5 phút thì phải cho trẻ đi bệnh viên sớm.

Không được ghì trẻ hay cho bất kì thứ gì vào trong miệng trẻ

Trả lời