Hậu quả khôn lường khi cha mẹ dạy con bằng đòn roi
Hiện nay vẫn còn nhiều phụ huynh vẫn còn dạy con bằng đòn roi mà không biết nó có thể mang đến nhiều hậu quả khôn lường. Việc sử dụng đòn roi dạy con cái thường xuyên sẽ dẫn đến hành vi hung hăng, chống đối xã hội, ảnh hưởng lớn đến tâm lý và khiến trẻ có cái nhìn tiêu cực đối với người lớn. Vậy những hậu quả của việc sử dụng đòn roi đối con cái là gì? Cha mẹ nên dạy con bằng cách nào?
Tại sao cha mẹ lại dạy con bằng đòn roi?
Một số cha mẹ nghĩ rằng đó là một biện pháp kỉ luật hiệu quả. “Nghĩ rằng ngày xưa mình của bị cha mẹ dùng đòn roi, vẫn trưởng thành và có công việc làm ổn định lập gia đình. Và tiếp tục dạy dỗ con mình bằng cách như vậy”. Đó là một suy nghĩ cực kì sai lầm ở thời điểm hiện tại.
Nhiều người còn sẵn sáng dùng đòn roi với con mình để trút giận khi con bướng bỉnh, hoặc khi con không đạt được kì vọng của mình. Sử dụng đòn roi thường xuất hiện nhiều hơn trong các gia đình luôn căng thẳng về tài chính chi tiêu cuộc sống hằng ngày.
Vậy dạy con bằng đòn roi có hiệu không?
Tất cả các chuyên gia về tâm lý khi nhắc đến phương pháp dạy con bằng roi đều khẳng định đây là phương pháp không hiệu quả. Vì nó không thay đổi được hành vi đã sai của con trẻ mắc phải mà chỉ ngăn chặn được hành vi đó trong thời gian ngắn. Đánh đòn sẽ không nói cho đứa trẻ biết phải làm gì tiếp theo khi đã lám sai. Khi bạn đánh một đứa trẻ chúng sẽ dừng lại vì hoảng sợ và đau đớn và dần quên đi chúng đã làm sai cái gì để sửa đổi hoặc khắc phục.
Hậu quả khôn lường nào khi cha mẹ dạy con bằng đòn roi?
Ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con
Có phải mỗi khi bạn đánh mắng con cái thì không khí gia đình trở nên căng thẳng và vô cùng mệt mỏi. Nếu bạn thường xuyên đánh mắng con mình thì trẻ luôn có tâm lý lo sợ khi ở gần cha mẹ, từ đó trẻ dần xa cách không muốn chia sẻ mọi thứ với cha mẹ nữa, không tìm được sự đồng cảm dần trở thành mối quan hệ rạn nứt
Khiến con cái hình thành lối sống tiêu cực
Bạn đang dạy trẻ bạo lực là đúng khi dạy con bằng đòn roi. Việc đánh con khi con bạn làm sai chúng sẽ nghĩ làm như vậy là đúng. Từ đó trẻ sẽ có xu hướng giải quyết các vấn đề bằng bạo lực với các mối quan hệ xung quanh.
Theo nghiên cứu đến từ trường đại học Tulane cho ra kết luận những đứa trẻ thường xuyên bị ba mẹ đánh mắng thường xuyên sẽ có biểu hiện hung hăng hơn các bạn bè cùng trang lứa và sẵn sàng bắt nạt người khác.
Trẻ sẽ phản ứng ngược và gia tăng hành vi sai trái
Thường xuyên dùng đòn roi với con cái có thể làm thay đổi đứa trẻ ngoan ngoãn tạm thời, nhưng theo hướng tiêu cực hơn. Trẻ sẽ dần tích tụ lại sự căm phẫn trong lòng khi bị ba mẹ thường xuyên la mắng hình thành tâm lý chống đối, phản kháng lại những gì cha mẹ mong muốn.
Uất ức căm phẫn một khi đã tích tụ quá nhiều thì “tức nước vỡ bờ” trẻ sẽ có những hành vi kháng cự như la hét, đập phá,… Thậm chí còn tệ hơn là trốn học, bỏ nhà đi khi trưởng thành.
Dạy con bằng đòn roi ảnh hưởng xấu đến tâm lý
Trầm cảm ở trẻ bệnh lý cực kỳ nguy hiểm mà khả năng cao là hình thành từ cách dạy tiêu cực của cha mẹ. Theo các chuyên gia tâm lý thì các vết thương thân thể từ việc đánh mắng của cha mẹ có thể lành trong một khoảng thời gian, còn vết thương tâm hồn có thể phải mắc cả đời để chữa lành.
Sợ hãi, lo lắng bất an đó là nhưng gì trẻ phải chịu đựng trong thời gian dài nếu từ cách dạy tiêu cực của cha mẹ dần rơi vào tâm lý bất ổn nguy cơ cao mắc phải các chứng rối loạn nhân cách, rối loạn tâm thần, tự kỉ,…
Suy giảm khả năng nhận thức
Những đứa trẻ thường xuyên phải nhận nhiều la mắng sẽ có IQ thấp đó là kết quả của một vài nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ thường xuyên bị la mắng sẽ có kích thước não nhỏ hơn những đứa trẻ được nhận nhiều lời khen. Khả năng tiếp cận và khả năng xử lí thông tin bị kém đi. Dẫn đến học thức và sự nghiệp không mấy thành công so với những đứa trẻ được ba mẹ yêu thương.
Lựa chọn nào thay thế cho việc dạy con bằng đòn roi
Đòn roi không phải là lựa chọn duy nhất trong phương pháp dạy dỗ con cái, vì rất nhiều đứa trẻ phát triển học vấn và sự nghiệp thành công mà không phải trải qua đòn roi của cha mẹ.
Cha mẹ hãy cần hiểu và áp dụng các phương pháp dạy dỗ ở mỗi độ tuổi khác nhau của trẻ. Nguyên tắc cần chú ý là phải khen thưởng và thể hiện tình cảm nếu trẻ làm tốt, áp dụng những hình phạt nhẹ hoặc tạm dừng những quyền lợi trẻ đang có khi phạm lỗi. Cố gắng giao tiếp nhiều với trẻ và cho chúng biết hành vi nào nên làm hoặc hành vi nào không nên làm.