Dấu hiệu và cách điều trị trẻ bị dị ứng hải sản
Hải sản là một trong những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng cũng có khả năng gây dị ứng nhiều nhất. Dị ứng hải sản thường gặp ở mọi lứa tuổi, tuỳ theo cơ địa của mỗi người mà tình trạng dị ứng khác nhau. Các mẹ thường cho con yêu của mình ăn dặm bằng những món ăn chế biến từ hải sản vì độ hiệu quả tuyệt vời của những thực phẩm này, nhưng lại không hề biết rằng bé có nguy cơ dị ứng nghiêm trọng.
1. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị dị ứng hải sản
Dị ứng có thể xảy ra trong vài giờ sau khi ăn hải sản, tuỳ theo số lượng hải sản mà bạn dung nạp vào mà cơ thể có những biểu hiện dị ứng theo mức độ khác nhau.
Những biểu hiện thường gặp nhất khi dị ứng hải sản là:
- Cảm thấy khó chịu, bứt rứt trong người và la khóc, bực bội thậm chí ảo giác.
- Nổi mề đay, ngứa, có vết chàm và viêm da.
- Đau bụng, nôn trớ, đầy hơi và đi phân lỏng, ướt.
Dị ứng hải sản ở mức độ nặng:
- Sốt, mệt mỏi, mồ hôi ra nhiều và thấy ớn lạnh trong cơ thể.
- Mũi ngạt, khó thở, mặt đỏ, chảy nước mũi nặng hơn có thể là viêm phế quản cấp, hen suyễn, phù nề thanh quản.
- Tình trạng nặng hơn và không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến sốc phản vệ gây tử vong.
2. Mẹ phải làm gì khi trẻ bị dị ứng hải sản?
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, hệ miễn dịch và hệ tiêu hoá chưa đạt được sự ổn định, mọi chức năng hoạt động của hệ thống còn rất yếu. Chính vì vậy nên nguy cơ dị ứng thường rất xảy ra, phản ứng thường gặp nhất chính là cơ thể không nhận biết được những protein lạ khi hấp thu vào cơ thể.
Khi gặp tình trạng trẻ bị dị ứng hải sản, cho dù là ở mức độ nào, mẹ cũng nên trẻ đến bác sĩ để được kiểm tra và xét nghiệp theo tiêu chuẩn để xác định được khả năng trẻ có bị dị ứng hải sản hay không. Tuyệt đối không nên trẻ có những biểu hiện nặng hơn như nôn, sốt rồi mới đưa trẻ đến bệnh viện để chữa trị. Không tự ý sử dụng các loại thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ, trừ trường hợp đây là loại thuốc đã từng được sử dụng cho trường hợp dị ứng hải sản của trẻ nhỏ trong quá khứ.
3. Mẹ nên làm gì để tránh nguy cơ dị ứng hải sản ở trẻ nhỏ
– Trong 6 tháng đầu chỉ cho trẻ dùng hoàn toàn bằng sữa mẹ, đối với các mẹ ít sữa chỉ nên chọn những loại sữa công thức có thành phần an toàn hoặc có thể dùng sữa dê để thay thế.
– Không nên cho trẻ nhỏ dùng các loại thức ăn đóng hộp như thịt heo hộp, pate hộp, xúc xích, thịt xông khói, các món ăn có gia vị nhuộm màu, nhân tạo…
– Dù hải sản là một loại thực phẩm cung cấp nhiều loại dưỡng chất, nhưng trong giai đoạn trẻ mới ăn dặm mẹ chỉ nên cho bé ăn các loại thực phẩm tinh bột và chất xơ lành tính, không có các tác nhân gây dị ứng.
– Khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu với bất kì một loại thực phẩm nào trong quá khứ, nên loại bỏ ngay món ăn này ra khỏi thực đơn và ghi chú lại để tránh sai sót về sau.
– Khi đưa trẻ đi mẫu giáo, cần báo cáo với giáo viên và tình trạng dị ứng một số món ăn trẻ nhà bạn dị ứng để giáo viên lưu tâm và có các chuẩn bị về thực đơn cho bé chính xác hơn.
– Khi cho trẻ làm quen với một loại thức ăn mới, nên cho bé ăn từ từ, từng chút một và theo dõi khẩu vị cũng như tình trạng của trẻ từ 4-5 ngày. Nếu trẻ có những biểu hiện bất thường cần dừng lại ngay lập tức.
– Dị ứng thường không quá dài quá lâu, mẹ có thể cho bé ăn lại thực phẩm này sau vài năm nếu trẻ đã khôn lớn và có hệ tiêu hóa ổn định hơn.