Mức độ nguy hiểm vàng da ở trẻ sơ sinh và cách xử lí
Bệnh vàng da là tình trạng phổ biến đối với trẻ sơ sinh, chiếm đa số ở những trẻ sinh non. Bệnh thường diễn ra trong tháng tuổi đầu tiên và sẽ rất nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách.
Có 2 loại là vàng da sinh lí và vàng da bệnh lí. Thông thường trẻ bị vàng da sinh lí sẽ tự hết sau một thời gian. Ngược lại nếu trẻ bị vàng da bệnh lí mà không phát hiện kịp thời và điều trị có thể gây tử vong. Vậy làm cách nào để phân biệt 2 loại trên, các mẹ hãy cùng Thế giới mẹ và bé tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lí nhé.
Vàng da sinh lí là gì?
Vàng da sinh lí là mức độ vàng da nhẹ, có thể phát hiện trên các vùng da ở cổ, ngực, vùng bụng phía trên rốn và da mặt). Thời gian phát bệnh thường sau 24 giờ tuổi và kết thúc trong vòng 1 đến 2 tuần tuổi. Nếu thời gian kéo dài hơn, các mẹ nên xem bé có các triệu chứng của bệnh vàng da bệnh lí hay không nhé.
Vàng da bệnh lí là gì?
Những triệu chứng của vàng da bệnh lí:
– Vàng da toàn thân bao gồm cả mắt
– Vàng da đi kèm với các triệu chứng như trẻ bỏ bú, co giật,…
– Vàng da đậm xuất hiện sớm
– Hàm lượng Bilirubin trong máu tăng hơn mức bình thường
Nếu phát hiện trẻ có các triệu chứng trên, mẹ cần phải đưa trẻ đến bác sĩ ngay để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời, nếu chậm trễ có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ sau này. Trường hợp xấu nhất, bệnh có thể gây biến chứng nhiễm độc thần kinh do lượng bilirubin thấm vào não mà hậu quả là tử vong hoặc bị bại não suốt đời.
Các phương pháp điều trị vàng da
Đối với trường hợp vàng da sinh lí, các mẹ có thể tự điều trị cho bé tại nhà bằng cách tắm nắng. Mẹ nên cho trẻ tắm vào khung giờ từ 8-0h30 mỗi sáng, vì đây là lúc ánh sáng mặt trời còn dịu nhẹ và còn rất tốt cho hệ xương của bé. Mẹ cũng nên tăng cường cho trẻ bú nhiều lần trong ngày vì sữa mẹ giúp đào thải Bilirubin rất nhanh qua đường tiêu hoá.
Trẻ sơ sinh được chiếu đèn trị bệnh vàng da |
Trường hợp nếu trẻ bị vàng da bệnh lí cần được nhập viện ngay và các mẹ có thể chọn 3 cách điều trị chính sau đây:
– Chiếu đèn là phương pháp được các bác sĩ chuyên khoa Nhi tư vấn nên dùng nhất vì độ hiệu quả, an toàn và phù hợp với kinh tế của hầu hết mọi gia đình.
– Thay máu nếu Bilirubin trong máu bé quá cao
– Truyền Albumin và một số loại thuốc để gia tăng tốc độ chuyển hoá Bilirubin gián tiếp, ngoài ra mẹ cũng cần cung cấp đủ nước và năng lượng cho bé bằng cách cho bú hoặc truyền dịch.
Lời khuyên từ bác sĩ
Các phòng chống tốt nhất và nên thực hiện ngay từ đầu là các mẹ nên khám thai định kì, có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lí để tránh tình trạng sinh non, thiếu tháng.
Các mẹ nên lưu ý ngưỡng vàng da bệnh lí và vàng da sinh lí rất mong manh. Thêm vào đó, nhiều trường hợp bé không có các biểu hiện của vàng da sinh lí nhưng chất Bilirubin đã thấm vào não, hậu quả để lại là di chứng bãi não suốt đời, xấu hơn nữa là tử vong. Vì vậy, các bác sĩ chuyên khoa Nhi khuyên nếu phát hiện bé bị vàng da, nên đưa trẻ tới bệnh viện để khám và thử máu.
Đối với trẻ da mới chớm vàng có thể tự điều trị bằng cách cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng, tuy nhiên tình trạng vàng da của bé kéo dài nên đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa Nhi để kịp thời phát hiện và điều trị đúng cách.