Mẹ sinh mổ sẽ để lại những di chứng nào?
Mẹ sinh mổ sẽ để lại những di chứng nào? Sinh mổ ngày càng trở thành phương pháp phổ biến được các bà mẹ hiện đại lựa chọn bởi nhiều lý do như sợ đau đẻ, không mất nhiều thời gian và một phần là do bệnh lý bắt buộc. Tuy nhiên, các chuyên gia không khuyến khích dùng phương pháp như một xu hướng mà phải cân nhắc đến bệnh lý của mẹ. Nếu mẹ có sức khoẻ thai kỳ bình thường thì hoàn toàn không nên sinh mổ vì sẽ để lại một số di chứng ảnh hưởng đến cơ thể của mẹ cả đời.
#Sinh mổ gây chấn thương tử cung
Sinh mổ là nguyên nhân hàng đầu khiến tử cung người mẹ bị tổn thương nghiêm trọng. Các bà mẹ hiện đại thường lầm tưởng đẻ mổ sẽ giảm cơn đau đẻ và giúp con thông minh hơn đẻ thường. Nhưng thực tế thì đẻ thường vẫn là phương pháp tốt nhất. Bác sĩ chỉ chỉ định đẻ mổ khi sản phụ gặp bất trắc trong thai kỳ. Khi sinh mổ, mẹ sẽ phải chịu đựng những rủi ro từ việc gây mê, mất máu, nhiễm trùng và cả việc chọn các biện pháp tránh thai sau này.
Để giảm tổn thương cho tử cung, mẹ nên chọn ăn các sản phẩm từ đậu nành, uống trà xanh, bổ sung kích thích tố nữ… Đồng thời còn giúp giảm nguy cơ bị ung thư nội mạc tử cung nữa. Bơi lội cũng là phương pháp rất có lợi cho tử cung, giúp tăng cường tuần hoàn máu, thúc đẩy trao đổi chất. Mẹ nên dành 2 đến 4 giờ để bơi lội mỗi tuần.
#Vết sẹo xấu xí
Vết sẹo trên bụng từ ca sinh mổ sẽ theo bạn trong suốt cuộc đời. Khi bạn sinh con lần sau, tất nhiên bạn cũng phải chọn sinh mổ. Và lúc này vết mổ sẽ còn tệ hơn lần đầu do da bụng bị trùng xuống. Lúc này, các mẹ thường đổ lỗi do tay nghề bác sĩ nhưng thực tế hoàn toàn không phải như vậy.
Làm thế nào để vết sinh mổ của mẹ dễ nhìn hơn? Sau khi sinh mổ, mẹ cần chú ý tránh gây áp lực lên vết mổ bằng cách không ngồi nhiều và khi ngồi cho con bú thì nên ngồi thẳng lưng. Mẹ cũng nên dùng khăn ấm để chườm lên vết sinh mổ sau sinh khoảng 7 – 10 ngày để vết mổ không gây ngứa, khó chịu sau này.
#Sự liên kết giữa mẹ và bé
Các nhà nghiên cứu Mỹ đã phát hiện ra rằng, não người mẹ sẽ nhạy cảm hơn với tiếng khóc của trẻ sơ sinh khi bé chào đời bằng phương pháp đẻ thường. Đồng thời, khi sinh thường cổ tử cung mở, cơ thể sản xuất hormone sẽ tăng cường sự liên kết giữa mẹ và bé. Nghiên cứu cũng cho hay, não mẹ có thể tự động điều chỉnh các hoạt động và hành vi của cơ thể để có những bản năng chăm sóc con tốt nhất sau khi bé chào đời. Những mẹ đẻ mổ sẽ khó mà có được điều này.
#Bắt buộc sinh mổ ở lần sinh nở sau
Với những mẹ đã từng sinh mổ lần đầu thì nguy cơ phải mổ lần 2 lên đến 98%. Thêm vào đó, những mẹ đã từng sinh mổ cũng sẽ phải chờ sau khoảng ít nhất 1-2 năm mới nên sinh em bé tiếp theo để tránh những nguy cơ xấu có thể xảy ra cho mẹ.
Mẹ sinh mổ cần mất nhiều thời gian để phục hồi sức khỏe, vết mổ dễ bị nhiễm trùng, dính ruột và sữa về muộn sau sinh. Vì vậy sau khi sinh mổ cần phải có thêm 1 người để phụ giúp mẹ chăm sóc trẻ cũng như mẹ để phục hồi sức khoẻ tốt nhất.