Suy dinh dưỡng và bệnh còi xương ở trẻ nhỏ
Trẻ em là những trang giấy trắng nên việc chúng sẽ ăn gì, uống gì hay thậm chí quan tâm đến điều gì là do cách nuôi dạy trẻ của bậc cha mẹ. Như vậy, việc trẻ có những dấu hiệu bất thường như chán ăn hoặc ăn thứ gì đó quá nhiều thì chúng ta nên chú ý đến biểu hiện của trẻ mà can thiệp kịp thời.
Dấu hiệu của hai loại bệnh phổ biến mà gia đình có con nhỏ nào cũng sẽ quan tâm là suy dinh dưỡng và bệnh còi xương. Nhưng để phân biệt rõ ràng về hai loại bệnh này ở trẻ thì phải có sự quan sát thật kĩ ở biểu hiện của trẻ vì có trường hợp trẻ tròn trịa, ăn ngủ bình thường (không bị suy dinh dưỡng) nhưng vẫn bị bệnh còi xương (còi xương thể bụ bẫm). Trường hợp khác thì có vẻ còi cọc, suy dinh dưỡng, không có da thịt nhưng lại không hề mắc bệnh còi xương. Vậy đâu là dấu hiệu nhận biết hai loại bệnh phổ biến này ở lứa tuổi này?
Suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng là sự thiếu hụt các dưỡng chất thiếu yếu phải nạp vào cơ thể, người mắc phải bệnh này thường do thể trạng không nhận đủ các dưỡng chất cần thiết.
Nếu trẻ mắc chứng bệnh suy dinh dưỡng nguyên nhân sẽ do không nhận đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết. Có thể do trẻ không được ăn đủ hoặc ăn quá nhiều. Suy dinh dưỡng dẫn đến sự mất cân bằng trong cơ thể. Nếu như để bệnh này liên tục trong một thời gian dài, nó sẽ làm ảnh hưởng đáng kể tới sức khỏe của trẻ. Nguyên nhân để trẻ dẫn đến suy dinh dưỡng là do các bà mẹ thiếu kiến thức chăm sóc trẻ con :
- Cho bé của mình ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn.
- Thức ăn không đầy đủ dưỡng chất, bị đảo lộn thời khoá biểu giờ giấc.
- Cai sữa sớm, trẻ bị nhiễm trùng cấp hoặc mãn tính (viêm phế quản mãn, ỉa chảy, lao, sởi…).
- Các yếu tố nguy cơ ngoại lệ như trẻ đẻ yếu cân, dị tật bẩm sinh.
Tất cả những nguyên nhân trên gây ra các triệu chứng của dấu hiệu bị suy dinh dưỡng ở trẻ :
- Trẻ mệt mỏi, da dẻ không hồng hào, thường xuyên uể oải, hay quấy khóc, giật mình khi ngủ.
- Biếng ăn, ăn ít lại.
- Không tăng cân hoặc chậm thay đổi về cân nặng liên tục từ hai đến ba tháng.
- Chiều cao không có tiến triển liên tục từ hai đến ba tháng.
- Mọc răng chậm hơn lứa tuổi, tóc thưa le que.
- Tay chân không săn chắc.
- Dễ mắc các bệnh lý về nhiễm trùng.
- Rối loạn tiêu hóa thường xuyên.
Bệnh còi xương
Theo thống kế của bộ y tế thì bệnh còi xương có dấu hiệu gia tăng cứ 3 trẻ sẽ có 1 trẻ bị mắc bệnh còi xương.
Trong quá trình nuôi trẻ sẽ có những nguyên nhân để cơ thể trẻ bị thiếu hụt một lượng vitamin D làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi (Ca), phốt pho (P) dẫn đến những tổn thương ở xương. Bệnh còi xương không chỉ xuất hiện ở trẻ yếu còi mà cả những đứa trẻ rất bụ bẫm nhưng do nhu cầu về canxi, phốt pho cao hơn trẻ bình thường khác cũng không tránh khỏi.
Những dấu hiệu bệnh còi xương xuất hiện ở trẻ:
- Trẻ hay quấy khóc, hay giật mình, ra mồ hôi trộm khi ngủ.
- Chậm mọc răng, chậm đi đứng và lật mình, trương lực cơ nhẽo, táo bón thường xuyên.
- Sau gáy thiếu tóc, rụng thành hình vành khăn.
- Các biểu hiện ở xương: thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp lâu kín, có các bướu đỉnh, bướu trán (trán dô), đầu bẹp cá trê. Các trường hợp còi xương nặng có di chứng: chuỗi hạt sườn, dô ức gà, vòng cổ chân, cổ tay, chân cong hình chữ X, chữ O.