Những điều cần biết về viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ
Ở trẻ nhỏ, do sức đề kháng của các bé còn kém nên các bé dễ dàng mắc phải những bệnh viêm nhiễm ở da, ở hệ tiêu hóa. Đặc biệt là bệnh viêm da dị ứng là căn bệnh ngoài da mãn tính, không có tính chất lây lan nhưng lại gây ra nhiều khó khăn cho bé và cả cha mẹ. Vì vậy, cha mẹ cần nắm chắc kiến thức về căn bệnh này để giúp bé luôn khỏe mạnh, phát triển tốt. Dưới đây là những điều cần biết về viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ, cha mẹ có thể tham khảo để có cách phòng ngừa và điều trị tốt nhất cho bé.
Viêm da dị ứng là gì?
Viêm da dị ứng là căn bệnh ngoài da mãn tính, không có tính chất lây lan song nó lại khiến người mắc bệnh khó chịu bởi những cơn ngứa. Khi trẻ có một số biểu hiện như: khô da, ngứa, phù nề, chảy nước hay bong vảy… các mẹ cần lưu ý bởi đó chính là dấu hiệu của việc trẻ đã bị viêm da dị ứng.
Viêm da dị ứng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ em, tuy nhiên ngay cả người lớn cũng nhiều người mắc phải bệnh này. Tỷ lệ số trẻ em trên thế giới mắc phải bệnh này chiếm 12-23%. Tuy là bệnh ngoài da, không lây lan như một số bệnh: sởi, thủy đậu, quai bị… song viêm da dị ứng gây nên sự khó chịu, ngứa ngáy, bứt rứt ở người mắc bệnh. Đặc biệt, với những người sống ở thành phố và các khu vực có nguồn khí hậu hanh khô khả năng mắc bệnh này sẽ cao hơn bình thường. Riêng đối với trẻ em, viêm da dị ứng xảy ra ở mùa đông, khi thời tiết lạnh hanh khô là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. Đa số các trẻ sơ sinh đều mắc phải bệnh này và có đến 85-90% trẻ em mắc bệnh tiếp tục đến 5 tuổi.
Biểu hiện của viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng có 2 giai đoạn: Trong giai đoạn đầu tiên, khi bệnh ít tiến triển thì da của bé có hiện tượng khô, bị kích ứng và cần được dưỡng ẩm hàng ngày. Đến giai đoạn tiếp theo ( giai đoạn ” bùng phát” bệnh) thì bé sẽ có cảm giác ngứa, đau rát; lúc này bé cần được điều trị với các loại dược phẩm để làm dịu làn da bị viêm và giảm cơn ngứa.
Cách chăm sóc trẻ bị viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng sẽ làm mất nước, khô da, gây tổn thương dạng khe nứt nhỏ trên da là đường vào cho các tác nhân kích thích, dị nguyên và vi trùng. Vì vậy, việc chăm sóc tại nhà thích hợp sẽ rất quan trọng giúp trẻ dễ chịu, mau lành bệnh và tránh được những biến chứng nguy hiểm sau này cho bé.Cha mẹ sẽ rất lo lắng khi trẻ mắc phải bệnh này. Tuy nhiên, cha mẹ không được nóng vội mà cần phải bình tĩnh vệ sinh, chăm sóc da cho bé tốt để ngăn chặn việc bệnh tiến triển nặng hơn, đồng thời làm dịu những cơn ngứa rát khó chịu giúp bé thoải mái, dễ chịu hơn.
Ngoài việc vệ sinh sạch sẽ, giữ được sự thoáng mát cho bé cha mẹ cũng nên lưu ý đến việc lựa chọn các nguồn thức ăn hợp lí cho bé. Cùng với đó là sử dụng các biện pháp khác như: tránh chất kích thích, dị nguyên đặc hiệu và điều trị giảm ngứa, kháng viêm, kháng sinh theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Làm sạch da: Quá trình làm sạch da cho bé cũng cần được tuân thủ cẩn thận. Cha mẹ nên tắm rửa hàng ngày, lau mặt bằng khăn ấm cho bé. Đồng thời, ngâm vùng da bị tổn thương trong nước ấm từ 15- 20 phút, sau đó lau khô nhanh và bôi chất làm ẩm để ngăn cản tình trạng bốc hơi làm khô da ở bé. Bạn nên ngâm da 1- 3 lần/ ngày tùy vào độ nặng của bệnh.
- Bôi chất làm ẩm da cho bé: Trong điều kiện thời tiết hanh khô, để duy trì độ ẩm ở da cho bé suốt cả ngày cha mẹ nên sử dụng các dạng dung dịch, dầu hay kem bôi hoặc thuốc mỡ theo hướng dẫn của sở y tế ngay sau khi tắm cho bé. Đối với những bé đã mắc bệnh viêm da dị ứng thì việc này hoàn toàn cần thiết giúp bé dễ chịu và bớt ngứa hơn.
- Giảm ngứa và kích ứng: Khi mắc bệnh, bé sẽ rất ngứa và sẽ có thói quen muốn gãi để giải tỏa được cơn ngứa. Điều này rất nguy hại vì càng gãi những mụn ngứa sẽ càng lan rộng trên cơ thể trẻ. Vì vậy, việc duy trì giấc ngủ bình thường và ổn định tâm lý cho trẻ là việc rất cần làm. Cha mẹ cũng nên cắt móng tay, mang bao tay, vớ ban đêm để tránh tổn thương da do gãi ngứa. Đồng thời, nên dùng theo thuốc kháng sinh histamin để hỗ trợ. Cho bé mặc những bộ quần áo thấm mồ hôi, thoáng mát, không cho trẻ chơi với thú nhồi bông hay các vật nuôi trong nhà để đảm bảo tuyệt đối vệ sinh cho bé.