Cách sử dụng xe ô tô điện trẻ em sao cho bền và an toàn
Bé nhà bạn đã đến tuổi hiếu động cần những loại đồ chơi vận động để tăng sức đề kháng giúp cơ thể khoẻ hơn. Loại đồ chơi nào phù hợp để bé sử dụng mà vẫn đảm bảo an toàn.
Ô tô điện trẻ em chính là loại đồ chơi quen thuộc và phổ biến với mọi gia đình có bé nhỏ. Loại đồ chơi giúp bé vận động và tăng cường sức khoẻ khi đến tuổi khám phá mọi thứ. Hầu hết các ông bố bà mẹ chưa rõ cách sử dụng xe hơi điện đúng cách, Baby Plaza xin chia sẻ đến bố mẹ cách sử dụng xe sao cho đúng cách để bé chơi an toàn hơn.
1. Cách lựa chọn, bảo quản và điều khiển ô tô điện
- Mặc dù là xe ô tô điện đồ chơi nhưng bố mẹ không nên để xe ở gần những nơi ẩm ướt vì nếu hơi nước lọt vào xe sẽ bị sét, gỉ một số bộ phận của xe. Nên bảo quản xe ở nơi khô ráo, bằng phẳng.
- Nếu nặng khi nước lọt vào sẽ làm cháy, hỏng bình acquy, sạc điện. Điều này sẽ làm xe mau xuống cấp hơn và mất đi nét đẹp của xe và nguy hiểm đến đến bé.
- Xe thường có 2 chế độ hoạt động, bé tự điều khiển hoặc bố mẹ sử dụng remote để điều khiển xe. Điều quan trọng nhất là bố mẹ không nên sử dụng 2 chế độ cùng một lúc vì sẽ gây ra hiệu ứng trái chiều, bé điều khiển xe tiến, bố mẹ điều khiển lùi sẽ dễ làm hỏng mạch điện trong xe. Để bé an toàn bố mẹ nên sử dụng chế độ remote để điều khiển xe.
- Xe hơi điện trẻ em có tuổi thọ 4-5 năm tuỳ theo nhà sản xuất và cách bảo quản xe. Khi mua bố mẹ nên chọn xe phù hợp theo độ tuổi và số cân nặng của bé.
- Đối với bé từ 3 tuổi trở lên hoặc bé có cân nặng 20kg trở lên nên chọn loại xe có động cơ lớn, khung xe chắc chắn để xe di chuyển nhanh hơn so với các loại xe có công suất thấp.
- Khi mới mua xe về bố mẹ không nên sạc liền mà hãy để bé chơi với xe đến khi cảm thấy xe hoạt động yếu dần hãy bắt đầu sạc không nên để xe cạn điện mới sạc. Ác quy yếu là đèn, còi và nhạc vẫn hoạt động bình thường nhưng chân ga không hoạt động nữa.
- Để ắc quy có tuổi thọ cao hơn thì lần tiên sạc nên để đủ 12 tiếng những lần sau chỉ cần 6 đến 8 tiếng. Thời gian sạc acquy là 2 lần/tuần như vậy xe sẽ sử dụng bề hơn.
- Bình thường các oto điện đều đã được ngắt hệ thống iện nhưng bố mẹ không nên để bé chạm vào xe khi đang cắm sạc để bé an toàn hơn.
- Không nên đẩy xe vì bánh sau của xe oto điện trẻ em gắn trực tiếp vào motor. Khi xe hoạt động, motor quay làm bánh xe quay theo. Nên khi xe không vận hành mà đẩy xe sẽ thấy xe rất nặng và có nguy cơ làm vỡ bánh răng bên trong motor.
2. Phụ kiện xe:
- Dây sạc ô tô điện là thiết bị không thể thiếu khi sử dụng xe. Ác quy có 2 loại 6V và 12V, dòng xe hơi điện 6V có thể sử dụng sạc 6V hoặc 8V. Dòng xe 12V có thể sử dụng sạc 12V hoặc 15V. Khi sạc hỏng bố mẹ cần chọn đúng loại sạc phù hợp với xe.
- Ắc quy cũng là bộ phận quan trọng không kém trong xe, ắc quy sẽ yếu dần khi sử dụng được 1 năm. Như sạc điện ắc quy cũng cần lựa chọn loại ác quy phù hợp với xe.
- Xe chạy 2 ắc quy 6V thì khi thay thế mới chúng ta cũng cần thay 2 ác quy 6V. Còn xe chạy ắc quy 12V thì khi thay ta có thể thay 2 bình ắc quy cắm nối tiếp để chạy 12V hoặc thay 1 bình ắc quy 12V.
- Thời gian sạc 3 lần đầu là 12h, từ lần thứ 4 thì có thể sạc 8-12h (không nên sạc lâu hơn). Nên sạc ít nhất 3 tuần/lần để ắc quy không bị chai dẫn đến không sử dụng được
- Các bố nên cẩn thận khi cắm các dây ác quy, phải cắm chính xác đúng cực để tránh cháy nổ. Để xe chạy với tốc độ nhanh hơn hãy liên hệ với bộ phận kĩ thuật bên mua hàng để được tư vấn kĩ hơn.
Hi vọng bài chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp ích bố mẹ trong việc sử dụng xe oto điện cho bé yêu sao cho an toàn và bền nhất.