Bí quyết đẩy lùi 7 triệu chứng thai nghén khiến mẹ bầu khó chịu
Khi mang thai, các chị em hầu như ai cũng đều trải qua những khó chịu khi mang bầu, nhưng không phải ai cũng trải qua những triệu chứng thai nghén cũng như các ảnh hưởng đến cuộc sống giống nhau. Một số chị em, quá trình mang thai diễn ra nhẹ nhàng, đều đều, các triệu chứng của thai kỳ ở mức có thể chấp nhận được, nhưng với số khác lại gặp những triệu chứng mang thai nặng như buồn nôn, đau lưng, táo bón,…trong suốt quá trình mang thai, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe bản thân người mẹ và em bé trong bụng
Sau đây Baby Plaza xin trình bày qua một số triệu chứng mang thai khó chịu và cách đối phó với chúng mà các bà mẹ cần nhớ.
Táo bón khi mang thai
Hoạt động chuyển hóa thức ăn của dạ dày trong quá trình mang thai không nhanh chóng như trước khi mang thai, cùng với đó là sự thay đổi của nội tiết tố khiến cho hầu hết các bà mẹ đều gặp phải triệu chứng táo bón vô cùng khó chịu, thêm vào đó là việc bổ sung chất sắt trong khi mang thai là một nguyên nhân gây táo bón cho các mẹ.
Táo bón là triệu chứng thai nghén không chỉ làm cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu trong người, mệt mỏi, dẫn đến tâm lý chán ăn mà còn làm cho cả mẹ và thai nhi không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Không những vậy táo bón còn khiến cho các chất thải bị tích tụ lâu trong ruột, không thể đào thải chất độc ra ngoài, làm lan truyền chất độc, gây hại cho sức khỏe của bà bầu và thai nhi.
Điều cần thiết nhất để đối phó với triệu chứng táo bón trong thai kỳ là các mẹ bầu nên thực hiện là xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều chất xơ, các loại rau xanh, củ quả, trái cây như cam, chanh, chuối, các loại hạt thuộc họ đậu, khoai lang,… Các mẹ bầu cũng cần uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày (từ 8-10 cốc/ngày), vừa giúp đào thải các chất độc trong cơ thể nhanh chóng, vừa giúp các mẹ hấp thụ chất xơ tốt hơn…
Ngoài ra vận động thể thao cũng là một cách giúp hỗ trợ tiêu hóa hơn như thường xuyên đi bộ, tập các bài tập nhẹ nhàng,… Tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng canxi, sắt để bổ sung trong quá trình mang thai vì sử dụng nhiều cũng có thể gây táo bón.
Triệu chứng ợ nóng và khó tiêu
Nguyên nhân của triệu chứng thai nghén ợ nóng và khó tiêu là khi mang bầu, bụng các mẹ phình ra, dạ dày bị đẩy lên khiến sinh ra chứng ợ nóng. Ngoài ra, khi dạ dày rỗng quá lâu có thể làm tăng nồng độ axit và gây ra chứng ợ nóng, khó tiêu và làm nhu động ruột kém.
Để giảm các triệu chứng thai nghén của ợ nóng và khó tiêu các mẹ bầu cần chia những bữa ăn thành các bữa ăn nhỏ thường xuyên trong ngày, thay vì ăn 3 bữa như bình thường. Hạn chế ăn các thức ăn cay nóng như hành, tỏi, ớt, hạt tiêu,… hay thức ăn quá khô vì những thực phẩm này có thể làm tăng nồng độ axit trong dạ dày, khiến tình trạng ợ nóng, đầy hơi, khó tiêu diễn ra nghiêm trọng hơn.
Tuyệt đối hạn chế nằm sau khi ăn xong, đây là một thói quen không tốt chút nào đối với sức khỏe của các mẹ bầu. Nên thay đổi việc nằm ngay sau khi ăn bằng cách đi lại nhẹ nhàng, kích thích tiêu hóa, không tích tụ mỡ thừa. Nếu mệt cũng chỉ nên đi nằm sau khi ăn ít nhất 30 phút.
Bệnh trĩ
Bệnh trĩ là triệu chứng thai kì thường khiến không ít mẹ bầu phải bứt rứt, vô cùng khó chịu với căn bệnh này. Nguyên nhân của căn bệnh này là do trong thai kỳ sự tăng lên của lưu lượng máu ở vùng xương chậu, tử cung của các mẹ bầu phồng lên gây sức ép thêm vào các tĩnh mạch, cản trở dòng máu, khiến cho bệnh trĩ xuất hiện. Ngoài ra một nguyên nhân khác cũng gây ra căn bệnh khó nói này là chính là táo bón. Dù bệnh trĩ không có hại, nhưng chúng gây đau đớn, khó chịu và nhất là có thể làm bạn đau hơn khi sinh nở.
Để phòng ngừa bệnh trĩ, cách đơn giản nhất đó là chính các mẹ bầu hãy uống thật nhiều nước (8-10 cốc nước) mỗi ngày. Nước giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất cũng như đào thải các chất cặn bã ra ngoài cơ thể nhanh chóng hơn. Các mẹ cũng đừng quên bổ sung trong các bữa ăn của mình một số loại thực phẩm giàu chất xơ từ rau xanh, hoa quả, các loại củ để giảm bớt các triệu chứng thai nghén.
Nếu rơi vào tình trạng trĩ nghiêm trọng hơn, hoặc đã áp dụng các mẹo nhỏ trên đây mà vẫn không thuyên giảm thì mẹ nên đi khám bác sĩ để có cách điều trị phù hợp nhất với thể chất cũng như đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân cũng như cho em bé.
Chứng sưng, phù nề
Phần lớn các mẹ bầu thường xuất hiện triệu chứng thai nghén là xưng phù các bộ phận cơ thể như bàn tay, bàn chân, bắp đùi trong giai đoạn thai kỳ, đặc biệt là tam cá nguyệt cuối cùng. Nguyên nhân là ở 3 tháng cuối này, cơ thể sẽ giữ nước dư thừa khiến cho các bộ phận này của bạn bị phù nề, điều này hoàn toàn bình thường nhưng cũng sẽ gây ra một vài khó chịu như bạn đi đứng di chuyển sẽ nặng nề hơn trước rất nhiều, cũng như phần nào ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.
Tuy vậy cách đối phó với vấn đề này cũng rất đơn giản, mẹ bầu chỉ cần uống nước đầy đủ, có thể là nước lọc hoặc một số nước hoa quả, trái cây phù hợp với thể trạng cơ thể. Mẹ cũng nên tránh ngủ theo kiểu nằm ngửa trong thời gian cuối thai kỳ, mà nên nằm nghiêng về bên trái, cũng như có sử dụng thêm các gối đỡ phù hợp.
Đặc điểm lưu ý nữa là các bà mẹ trong thời kì mang thai không nên đứng hoặc ngồi quá lâu ở 1 vị trí, thay vào đó, các mẹ nên thư giãn để chất lỏng trong cơ thể di chuyển và không tích tụ tại 1 chỗ nhất định, gây ra hiện tượng sưng, phù nề.
Chuột rút khi mang thai
Chuột rút là triệu chứng thai kì khá phổ biến với các mẹ bầu trong giai đoạn mang thai, nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do phải nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể khiến cơ bắp chân mệt mỏi, tử cung mở rộng làm tăng áp lực lên các mạch máu, đưa máu từ chân đến tim và dây thần kinh từ tủy sống đến đôi chân và khiến các mẹ bầu bị chuột rút.
Để phòng tránh, các mẹ cần hạn chế đứng hoặc ngồi quá lâu, thay đổi tư thế thường xuyên, trước khi ngủ, chị em nên xoa duỗi chân thường xuyên, xoa bóp nhẹ nhàng phần chân. Ngoài ra, nên đi bộ thường xuyên, vận động các bài thể dục nhẹ nhàng để giảm bớt những triệu chứng thai nghén ngoại trừ các trường hợp không được tập thể dục.
Các mẹ cần tránh làm quá sức, nằm nghiêng bên trái để cải thiện lưu thông máu cũng như tắm nước ấm trước khi ngủ để cơ bắp được thư giãn. Nếu khi bị chuột rút, các mẹ có thể thử massage các cơ bắp chân hay làm nóng cơ bắp bằng túi nước ấm, hoặc đi nhẹ nhàng vài phút để thấy dễ chịu hơn.
Buồn nôn, ốm nghén
Tình trạng ốm nghén là điều hoàn toàn bình thường, tuy nhiên, bạn cũng không nên coi thường các cơn ốm nghén, buồn nôn bởi triệu chứng thai nghén này có thể làm mẹ bầu khó tăng cân, không thể hấp thụ bất cứ loại thức ăn, nước uống nào, thậm chí còn có nguy cơ bị các biến chứng khác nhau.
Buồn nôn, ốm nghén là những triệu chứng mà mẹ bầu nào cũng sẽ gặp trong quá trình mang thai. Theo số liệu nghiên cứu, có đến 70% phụ nữ bị buồn nôn vào những ngày đầu thai kỳ, 50% nôn mửa. Tuy nhiên, sau 3 tháng đầu, các chị em sẽ cảm thấy khỏe hơn và chỉ có một số ít người sẽ tiếp tục tình trạng tồi tệ này trong toàn bộ thai kỳ.
Để đối phó với triệu chứng thai nghén này chị em phụ nữ cần thường xuyên nghỉ ngơi trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất. Khi thức dậy, chị em nên nằm trên giường một vài phút trước khi xuống giường. Đối với việc ăn uống, các mẹ bầu không nên ăn uống quá no mà nên chia nhỏ các bữa ăn trong suốt cả ngày.
Mẹ bầu cũng đừng quên bổ sung các loại thực phẩm cung cấp đầy đủ dưỡng chất để đảm bảo cho thai nhi phát triển bình thường, mạnh khỏe.
Mẹ bầu cũng nên tránh các loại mùi vị gây kích thích mạnh như hành, tỏi, cà ri… Mẹ bầu hãy sử dụng bánh nướng, bánh quy cho bữa sáng, và không uống chất lỏng như nước hoặc nước trái cây đầu tiên vào buổi sáng…
Đau, mỏi lưng khi mang bầu
Việc mang bầu nặng nề còn gây không ít khó khăn trong việc đi lại, hay ngồi, nằm của mẹ bầu cũng là một nguyên nhân làm cho bà bầu dễ bị đau lưng.
Đau một bên hoặc cả hai bên lưng cũng là một triệu chứng khó chịu trong quá trình thai kỳ. Nguyên nhân của tình trạng này là do bụng các bà bầu sẽ to dần lên, gây áp lực lên phần lưng dẫn đến các triệu chứng thai kì đau mỏi lưng khá khó chịu.
Mẹ bầu có thể áp dụng rất nhiều cách để hạn chế triệu chứng thai kỳ: đau lưng. Trước hết, các mẹ bầu nên giữ đúng tư thế chuẩn của mình trong mọi hoạt động đi, đứng, nằm, ngồi… Nếu phải đứng trong một thời gian dài, mẹ bầu không nên giữ nguyên một tư thế mà nên thay đổi tư thế liên tục để không làm mỏi lưng, chân. Khi ngồi, mẹ bầu nên đặt một chiếc gối mềm tựa ở lưng cũng sẽ có hiệu quả giảm đau lưng rõ rệt. Khi đi ngủ, mẹ bầu đừng đặt 1 chiếc gối nằm giữa 2 chân để hỗ trợ tốt cho lưng.
Ngoài ra, việc thay thế những đôi giày cao gót bằng giày đế bằng cũng là điều vô cùng cần thiết khi chúng không chỉ giúp giảm tải áp lực cho phần lưng, chân mà còn giúp đảm bảo an toàn khi các mẹ bầu di chuyển.