Tại sao trẻ em ở Nhật không bao giờ ăn vạ
Nhật Bản là một đất nước thật sự hấp dẫn và đáng để các nước trên thế giới nhìn nhận và học hỏi. Nhật không chỉ đẹp về cảnh sắc, không chỉ có nền kinh tế phát triển ổn định mà Nhật còn lại nơi có chế độ giáo dục con người tuyệt vời. Nhật Bản không bao giờ ngừng khiến thế giới ngạc nhiên với sự kiên trì, khả năng kiềm chế và những nỗ lực để sống hòa hợp với thiên nhiên, tình đoàn kết và bản sắc dân tộc.
Và khi nói đến đất nước của những cánh hoa Anh Đào thì ta không quên ấn tượng bởi sự gần gũi giữa các thế hệ trong gia đình họ. Ngoài ra, với cách giáo dục thông minh của mình, cha mẹ của các em bé ở Nhật Bản cũng làm thế giới phải trầm trồ khen ngợi bởi sự ngoan ngoãn, tài giỏi của các bé. Và có một câu hỏi được đặt ra đó là “ Tại sao trẻ em ở Nhật không bao giờ ăn vạ” . Bằng những chia sẻ thú vị dưới đây, hy vọng các bạn sẽ hiểu rõ tại sao mà trẻ em ở Nhật lại tuyệt vời như vậy nhé.
Người Nhật Bản có truyền thống đề cao sự gần gũi giữa các thế hệ trong gia đình vì vậy buộc bố mẹ phải trông nom con cái cẩn thận. Từ xa xưa, phụ nữ Nhật Bản đã luôn phải có ý thức với việc vừa làm công việc hàng ngày vừa chăm con cùng một lúc. Họ không chỉ làm một việc đơn thuần như phụ nữ ở những quốc gia khác. Họ sử dụng một chiếc đai đặc biệt để buộc chặt em bé vào người và sau đó họ vẫn làm việc nhà một cách bình thường mà không hề bị hạn chế, vướng bận gì. Và chính từ việc làm này, những đứa trẻ sẽ dễ dàng phát triển khả năng ngôn ngữ và hòa nhập với cuộc sống của mọi người ngay từ khi còn nhỏ. Vì thế, trẻ em ở Nhật thường là biết nói trước khi biết đi; điều này trái ngược hoàn toàn với quy trình phát triển của trẻ ở các quốc gia khác.
Tiếp theo đó, do môi trường, do xu hướng sống khác nhau nên một đứa trẻ Nhật Bản sẽ có trọn vẹn thời gian 3 năm đầu đời ở nhà với mẹ sau đó chúng mới đi học mẫu giáo chứ không hề đi học sớm như ở Việt Nam và các nước khác. Và nhờ thế mà ngay từ nhỏ, một đứa trẻ Nhật Bản đã được dạy và học được cách phải chú ý đến cảm xúc. Cảm xúc đó có thể là của mình hay của người khác. Do đó, trong tính cách của một đứa trẻ ở Nhật sẽ không bao giờ xuất hiện tượng bé ăn vạ hay lì lợm. Chẳng hạn, khi một đứa trẻ trở nên quá ngang bướng và chúng ném chiếc xe đồ chơi của mình, thay vào việc mắng chúng, cha mẹ chúng sẽ nói: ” Con nên xem lại mình đã làm gì. Chiếc xe sẽ đau và buồn vì con đã ném chúng đi như vậy”. Những câu nói nhẹ nhàng đó sẽ đánh sâu vào suy nghĩ của bé làm bé tự nhận ra sai lầm của mình và bé sẽ thoải mái để rút kinh nghiệm cho những lần sau. Vì thế, có thể thấy rằng cách dạy dỗ hợp lí sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành tính cách của bé. Là người lớn, chúng ta không nên lạm dụng chức quyền để áp đặt trẻ. Làm thế là các bạn đã vô tình hình thành nên tính xấu ở bé như: lì lợm, ngang bướng, hay giận dỗi, ăn vạ.
Ngoài ra, tại Nhật Bản, ngay từ thời thơ ấu, những đứa bé ở Nhật cũng đã được dạy về tầm quan trọng của việc không được làm phiền đến người khác, phải có thái độ lịch sự và cũng nên có thành ý mong người khác lịch sự với mình. Đồng thời, trong văn hóa Nhật Bản, người ta thường thể hiện sự không hài lòng chỉ bằng vẻ ngoài, giọng điệu và trẻ luôn giải mã được các thông điệp ngầm của bố mẹ từ đó chúng sẽ hạn chế được tính xấu của mình và phát triển toàn diện, hòa đồng hơn.
Vì những điều trên mà ngay từ lúc bé , trẻ em ở Nhật đã tự nhiên được tìm hiểu và làm quen với các nguyên tắc của cuộc sống trong một xã hội tập thể. Và chắc chắn rằng, với những phương pháp giáo dục tuyệt vời đó, nước Nhật đã nuôi dưỡng lên cả một quốc gia có kỷ luật, trách nhiệm và yêu nước.