Mẹo trị mồ hôi trộm cho bé các mẹ nên biết
Mồ hôi trộm là biểu hiện sức khỏe rất phổ biến ở trẻ em, nhất là trẻ nhỏ. Đó là tình trạng trẻ bị ra mồ hôi rất nhiều trong trạng thái hoàn toàn tĩnh ( bé không hoạt động gì trong môi trường thời tiết bên ngoài hoàn toàn mát mẻ). Nếu chứng mồ hôi trộm xuất hiện thường xuyên và liên tục sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và giấc ngủ của trẻ, và đó cũng là dấu hiệu bệnh lí đáng lo ngại khiến nhiều mẹ phải đau đầu. Dưới đây là một số mẹo trị mồ hôi trộm cho bé các mẹ nên biết.
Bổ sung vitamin D cho trẻ
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ ra mồ hôi nhiều được các bác sĩ cho biết đó là thiếu vitamin D. Thiếu vitamin D, trẻ hay ra mồ hôi trộm, bứt rứt, ngủ không yên, hay giật mình. Giai đoạn này, hệ xương của trẻ phát triển mạnh, chính vì vậy cần bổ sung canxi để đảm bảo tốt sức khỏe của bé . Các bà mẹ nên thường xuyên cho trẻ uống thêm vitamin D và phơi nắng để bổ sung vitamin D cho bé.
( thiếu vitamin D là một trong những nguyên nhân gây đổ mồ hôi trộm ở bé. Ảnh minh họa)
Không để trẻ bị mất nước
Bổ sung thật nhiều nước cho trẻ để bù lại lượng nước mà trẻ bị mất qua đường mồ hôi. Tránh để trẻ nghịch nhiều gần giờ đi ngủ vì sẽ dẫn đến việc làm tăng nhiệt độ cơ thể trẻ và dẫn đến toát mồ hôi trộm vào ban đêm.
Không nên đưa trẻ đi tắm ngay
Khi trẻ bị đổ mồ hôi nhiều, các mẹ đừng vội đứa trẻ đi tắm ngay mà nên dùng khăn mềm lau cho bé. Điều này sẽ giúp bé không bị cảm lạnh mà còn se nhỏ lỗ chân long, đầy lùi hiện tượng mồ hôi bị hấp thụ ngược lại trong cơ thể.
Trên đây là một số mẹo trị mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ, các mẹ có thể tham khảo để chăm sóc sức khỏe cho bé nhà mình được tốt nhất.
Một số món ăn bài thuốc chữa mồ hôi trộm
Cháo cá chạch
Cá chạch 100g, gạo 50g, dầu ăn, gia vị vừa đủ.
Cách làm: Cá chạch làm sạch, bỏ đầu, nội tạng và đuôi; đem hấp cách thủy cho chin, gỡ lấy thịt, ướp gia vị rồi xào với dầu ăn. Xương cá chạch giã nhỏ lọc lấy 200ml nước. Gạo xay thành bột cho vào nước lọc xương chạch quấy đều rồi đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chin cho thịt chạch và gia vị vào đảo đều. Cháo sôi lại là được. Ăn một lần trong ngày lúc đói. Ăn liền 5 ngày.
Cháo trai
Nguyên liệu: Trai đồng 5 con loại vừa, lá dâu non 30g, gạo 50g, dầu thực vật, bột gia vị vừa đủ.
Cách làm: Trai rửa sạch, cho vào nồi luộc chín, đun sôi cho trai há miệng. Để nguội, gỡ thịt trai, thái nhỏ, trộn với một nắm lá dâu non đã rửa sạch, thái nhỏ. Nấu cho nhừ thịt trai cùng với gạo. Cháo sôi bỏ thêm nắm lá dâu non thái nhỏ và nêm gia vị cho vừa miệng. Sau đó cho trẻ ăn 2 lần trong ngày, dùng 3-5 ngày liên tiếp.
Tim lợn hầm đậu đen
Nguyên liệu: Tim lợn 1 quả 250g, hạt sen 30g, đậu đen 30g, gia vị
Cách làm: tim lợn rửa sạch thái miếng vừa đủ, ướp bột gia vị, cùng hạt sen, đậu đen hầm chín cho bệnh nhân ăn cả nước lẫn cái, ăn ngày 1 lần vào lúc đói, buổi chiều và ăn liền trong 5 ngày.
Cháo sò, hến:
Sò biển 100g, hến 100g, gạo 50g, rễ cây hẹ 3g, gia vị vừa đủ. Sò hến đem rửa sạch, đun sôi rồi bỏ vỏ, thái nhọ ruột, ướp bột gia vị. Rễ cây hẹ rửa sạch giã nhỏ lọc lấy 200ml nước. Gạo xay nhỏ mịn cho vào nước rễ cây hẹ quấy đều, đun nhỏ lửa. Khi cháo chín cho sò, hến vào đảo đều, cháo sôi lại là ăn được. Ăn ngày một lần lúc đói. Ăn liền trong 3-5ngày.
Một số lưu ý khác
– Phòng ngủ của bé tuyệt đối không được để nóng bức, bí hơi, không có chỗ thông gió, nhất là trong thời tiết mùa hè. Tạo cho bé một không gian chơi đùa rộng rãi, thoải mái.
– Bé phải được mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi. Không nên quấn bé quá kĩ trong chăn, tã lót.Cha mẹ thường có thói quen ủ trẻ quá kỹ vì sợ trẻ bị cảm lạnh nên thường đắp chăn hoặc quấn mền qua nhiều cho trẻ tạo ra sự nóng bức, khó chịu và toát mồ hôi ở trẻ.
Phân biệt mồ hôi trộm do bệnh lý và sinh lý
Do sinh lý : Trẻ bị đổ mồ hôi trộm là vì hệ thần kinh đại não của trẻ phát triển chưa hoàn thiện, trẻ nhỏ đang trong thời kì tăng trưởng phát triển, sự trao đổi chất ở trẻ nhỏ diễn ra mạnh hơn người lớn, nếu lại tăng thêm một chút hưng phấn và kích thích thì sẽ ra mồ hôi trộm để tỏa nhiệt trong cơ thể. Đây cũng là sự điều chỉnh giữ cho nhiệt độ cơ thể luôn hằng định. Mồ hôi trộm sinh lý thường không gây ảnh hưởng sức khỏe của trẻ.
Do bệnh lý: Thường xuất hiện ở những trẻ mắc bệnh còi xương, lao sơ nhiễm, biểu hiện là đầu trẻ ra nhiều mồ hôi, nhất là khi bú mẹ hoặc sau khi ngủ, mồ hôi tăng tiết nhiều nhưng không liên quan đến thời tiết, đồng thời lèm những biểu hiện khác của còi xương như thóp chậm liền, đầu xương to, ngực nhô mình gà, chân vòng kiềng hoặc có biểu hiện của lao sơ nhiễm ( ho kéo dài, ăn uống kém…).