So sánh Năng lượng Hóa Thạch và Năng Lượng Tái Tạo
Trên 85% năng lượng sử dụng trên thế giới hiện nay là từ nguồn cung cấp năng lượng không tái tạo. Nguồn năng lượng được coi là không tái tạo nếu chúng không thể được bổ sung hay sinh ra trong một thời gian ngắn. Hầu hết các quốc gia phát triển trên thế giới ngày nay đều phụ thuộc vào nguồn năng lượng không tái tạo như các nhiên liệu hóa thạch (Than, dầu).
Tuy nhiên, theo các số liệu thống kê, năm 2015 là một năm quan trọng đối với ngành năng lượng sạch khi lần đầu tiên trong lịch sử, năng lượng tái tạo đã vượt mặt năng lượng hóa thạch(cụ thể ở đây là than) để trở thànhnguồn cung cấp điện năng lớn nhất thế giới, góp phần tạo ra hơn 50% tổng lượng điện năng trên toàn thế giới vào năm 2015. Năng lượng sạch hay năng lượng tái tạo là năng lượng được khai thác từ những nguồn liên tục và vô hạn như năng lượng mặt trời, năng lượn gió, thủy triều,..
Nguyên tắc cơ bản của việc tạo ra năng lượng tái tạo là hấp thu từ các quá trình diễn ra liên tục trong môi trường xung quanh bằng các thiết bị phương tiện kĩ thuật khác nhau sau đó chuyển đổi thành điện năng, ưu điểm của nguồn năng lượng này là sạch, có sẵn trong thiên nhiên, không gây ô nhiễm, không bị cạn kiệt và là giải pháp tốt nhất nhằm tiết kiệm tài nguyên cho tương lai.
Trong khi đó, năng lượng hóa thạch là năng lượng sử dụng nhiên liệu hoá thạch đốt cháy tạo thành nhiệt năng rồi chuyển thành điện năng. Việc đốt nhiên liệu hóa thạch tạo ra khoảng 21,3 tỉ tấn CO2 hàng năm thải ra môi trường xung quanh, theo ước tính rằng các quá trình tự nhiên (như cây xanh quang hợp ) có thể hấp thu phân nửa lượng khí thải trên, vì vậy hàm lượng C02 sẽ tăng lên khoảng 10,65 tỉ tấn mỗi năm trong khí quyển. Việc sử dụng năng lượng hóa thạch gây ra tác động rất lớn đối với môi trường, nhất là vấn đề biến đổi khí hậu đang càng ngày càng diễn biến phức tạp, hiện nay các nước trên thế giới đang đưa ra nhiều phương pháp xử lí và đối phó khác nhau. Trong các loại nhiên liệu hóa thạch được dùng hiện tại thì than là được sử dụng nhiều nhất tuy nhiên nó cũng lại chính là tác nhân gây ảnh hưởng đến môi trường nhiều nhất. Khí thải S02 khi đốt gây nên những cơn mưa axit, khói bụi ảnh hưởng đến nguồn nước, đất đai, sông suối và biển, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì vậy, việc sử dụng năng lượng tái tạo sẽ mang lại nhiều lợi ích trực tiếp cho hệ sinh thái cũng như gián tiếp mang lại ích to lớn về mặt kinh tế. So sánh với nguồn nhiên liệu hóa thạch thì năng lượng tái tạo có nhiều ưu điểm hơn vì không có gây hại với môi trường cũng như tiết kiệm chi phí.
Ở Việt Nam hiện nay, thì năng lượng hóa thạch chủ yếu được sử dụng là than, là loại nhiên liệu rẻ tiền và có trữ lượng lớn ở trong nước. Tuy nhiên do khai thác ồ ạt và không kiểm soát hợp lí nên trữ lượng giảm dần, đang ở mức đáng báo động vì vậy vấn đề đang đặt ra gấp trước mắt là phải có được nguồn năng lượng thay thế. Và năng lượng tái tạo – năng lượng mặt trời là lựa chọn thích hợp nhất. Việc phát triển năng lượng mặt trời vừa góp phần giảm đi tiêu hao năng lượng hóa thạch, đồng thời giảm lượng khí thải ra môi trường xung quanh mỗi năm, góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường và an ninh năng lượng quốc gia.