Những kiến thức sơ đẳng dành cho bà bầu

Làm mẹ là thiên chức tuyệt vời của người phụ nữ và mang thai được coi là một công việc quan trọng. Vì  vậy, ít nhất các mẹ cũng cần phải có cho mình những kiến thức cơ bản để có thể đảm bảo sự an toàn và phát triển tốt của cả mẹ và bé. Dưới đây sẽ là những kiến thức sơ đẳng dành cho bà bầu giúp chị em có được tự tin hơn suốt quá trình thai nghén.

 Chế độ dinh dưỡng hợp lí cho bà bầu

Trong thời kỳ mang thai, tình trạng dinh dưỡng lệch xảy ra phổ biến. Tình trạng thừa đạm hay tinh bột nhưng lại thiếu các dinh dưỡng khác dễ xảy ra, nhất là với những mẹ đặt tiêu chí ” chắc bụng” lên đầu. Các mẹ cần chú ý để bổ sung sao cho cân bằng cả 4 nhóm chất: bột, đường, đạm và vitamin và chia nhỏ các bữa ăn để tránh việc nạp quá nhiều năng lượng cho cơ thể. Thêm vào đó bạn nên bổ sung đủ lượng nước và nói không với những loại thực phẩm có hại cho sức khỏe của mẹ và bé.

Ngoài ra, bạn cũng không nên tự ý uống các loại thuốc bổ sung vitamin bởi khi tình trạng thừa hay thiếu dưỡng chất này đều có thể gây ra những ảnh hưởng xấu nghiêm trọng đến sức khỏe của cả hai mẹ con. Vì vậy, để an toàn nhất bạn cần phải theo sự hướng dẫn và kê đơn của các chuyên gia.

ảnh
Chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp cho sức khỏe của mẹ và bé phát triển tốt ( ảnh minh họa)

 Đề phòng những biến chứng thường gặp trong thai kì

Trong suốt quá trình 9 tháng 10 ngày mang thai, không phải mẹ nào cũng được tận hưởng những giây phút tuyệt vời bên con mà có những mẹ phải đối mặt với rất nhiều rắc rối, khó khăn khi mà phải đối mặt với những biến chứng xấu. Một số biến chứng thường gặp đó là:

Tiểu đường thai kỳ: Từ tháng thứ 6-7 của thai kỳ, có khoảng 4-10% phụ nữ mang thai có mức đường huyết lên cao so với mức quy định. Điều này xảy ra là do các mẹ lạm dụng việc ăn quá nhiều đường vì muốn thai nhi to lên. Đây là một trong những kiến thức sai lầm mà nhiều mẹ mắc phải. Thông thường, các trường hợp này sẽ tự động hết khi kết thúc quá trình mang thai. Tuy nhiên để tránh những hiện tượng xấu nhất các mẹ cần đặc biệt tránh những món ngọt hay ăn quá nhiều đường. Ở một số trường hợp cơ thể không đủ insulin, bác sĩ  có thể kê toa để tiêm bổ sung cho bạn.

Thiếu ối: Trong các thời điểm khác nhau của quá trình thai giáo, có 5% mẹ bầu sẽ gặp phải tình trạng này. Khi gặp phải trường hợp này các mẹ nên đến trung tâm y tế gần nhất để theo dõi cẩn thận, không được chủ quan coi thường để có thể giúp cục cưng trong bụng có thể phát triển khỏe mạnh một cách bình thường.

Nhau thai bám thấp: Trường hợp này xuất hiện cũng không nhiều. Chỉ có 5% thai phụ kém may mắn phải đối mặt với nó. Chú ý để tránh trường hợp ra máu quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của cả 2 mẹ con thì bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để chẩn đoán và đưa ra phương pháp sinh phù hợp với bạn nhất. Do vậy đừng quá căng thẳng về tâm lý để tránh tạo thêm khó khăn cho việc sinh nở.

Tiền sản giật: Trong 100% phụ nữ mang thai thì có tới 10-12% trường hợp bị ảnh hưởng do tiền sản giật trong thai kì. Những sản phụ nào có tiền sử mắc bệnh cao huyết áp sẽ có khả năng bị tiền sản giật cao hơn so với các sản phụ khác. Theo như các chuyên gia, những trường hợp bị tiền sản giật như vậy sẽ sinh nở bằng phương pháp mổ.

 Tập thể dục cho bà bầu

Tập thể dục đều đặn trong quá trình mang thai là cách đơn giản giúp bạn duy trì cân nặng và ổn định sức khỏe của mẹ và bé một cách hiệu quả nhất. Một số bài tập thể dục trong thai kì còn giúp bạn loại bỏ được cảm giác khó chịu khi thai nghén và việc sinh nở trở nên dễ dàng hơn. Vì vậy, việc tập thể dục  nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe của mình một cách đều đặn sẽ giúp ích cho các mẹ rất nhiều.

ảnh
Tập thể dục đều đặn sẽ giúp cho cả mẹ và bé cùng khỏe mạnh. ( ảnh minh họa)

Quan hệ khi mang bầu

Đây có lẽ là câu hỏi mà chị em hay thắc mắc nhất. Nhiều cặp vợ chồng vì lo sợ mà đã phải cố ” nhịn” trong suốt quá trình thai giáo của các chị. Tuy nhiên, chỉ trừ một số trường hợp kiêng cữ theo yêu cầu của bác sĩ do sức khỏe của thai phụ yếu bạn mới cần phải dừng lại. Còn ngoài ra, quan hệ khi mang thai vẫn rất an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé. Thậm chí có nhiều mẹ vẫn ” yêu” cho tới ngày cuối cùng trước khi lâm bồn. Đặc biệt, khác với suy nghĩ của nhiều mẹ, hệ thống thần kinh của bé chưa đủ nhạy cảm để nhận biết bất cứ điều gì, vì vậy các bạn có thể tự nhiên không cần phải gượng ép hay quá lo lắng. Bạn chỉ cần lựa chọn tư thế yêu phù hợp để tránh gây áp lực lên bụng của bạn là được.

Một số lưu ý:

Việc thay đổi hormone khi mang thai có thể gây viêm nhiễm và cảm giác ngứa ở âm đạo của bạn. Đây là hiện tượng bình thường thường gặp ở các sản phụ, vì vậy bạn không phải ngại ngùng, hãy nên thẳng thắn nói với bác sĩ để được điều trị sớm và hiệu quả nhất. Tránh trường hợp để lâu sẽ gây nhiễm trùng đường tiết niệu, thai chết lưu.

Ngoài ra, khi mang bầu sức đề kháng của sản phụ sẽ yếu kém hơn bình thường. Vì  thế, các mẹ sẽ trở thành đối tượng tấn công của nhiều loại virut. Và điều cần chú ý, trong quá trình thai nghén, khi mắc bệnh các mẹ không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc. Mọi phương pháp chữa trị cần phải theo phác đồ của bác sĩ để tránh những tác động xấu ảnh hưởng đến thai nhi.

Trên đây là một số kiến thức cơ bản mà bất kì thai phụ nào cũng cần biết để có thể có được quá trình thai giáo an toàn và hạnh phúc nhất.

 

Trả lời