Dấu hiệu biến chứng trong thai kì mẹ bầu cần biết

Mang bầu là khoảng thời gian hạnh phúc của người phụ nữ hi mà họ ngày đêm mong ngóng sự ra đời của con yêu. Tuy nhiên trong khoảng thời gian 9 tháng 10 ngày đó không phải lúc nào thai nhi cũng phát triển bình thường, sẽ có rất nhiều biến động khác nhau xảy ra làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Dưới đây là một số dấu hiệu biến chứng trong thai kì các mẹ cần biết để có thể đảm bảo sức khỏe cho hai mẹ con được tốt nhất.

Biến chứng thai kì

Đa số các bà bầu trải qua giai đoạn mang bầu đều không gặp vấn đề đáng lo ngại nào. Nhưng ở một số người phụ nữ kém may mắn thì họ sẽ liên tục gặp phải những vấn đề khó khăn cho tới khi sinh bé. Biến chứng có thể xảy ra ở bất kì giai đoạn nào trong quá trình thai nghén và có mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng khác nhau đến sức khỏe của mẹ và bé. Nếu được kiểm soát tốt, những nguy cơ này sẽ có khả năng giảm xuống.

Dấu hiệu biến chứng thai kì các mẹ cần biết

Thai ngoài tử cung

Đây là biến chứng thai kì ở giai đoạn sớm. Biến chứng này xảy ra khi trứng thụ thai làm tổ ở ngoài tử cung. Khả năng xảy ra thường khoảng 2/200. Nếu bạn đã từng bị thai ngoài tử cung ở thời gian trước hoặc từng phẫu thuật vòi trứng, xác suất này sẽ cao hơn. Đây là biến chứng nguy hiểm, bắt buộc phải có sự can thiệp của việc phẫu thuật để lấy phôi thai và khi không phát hiện kịp thời sẽ phải mổ cấp cứu nếu thai làm tổ ở vòi trứng gây vỡ vòi trứng, gây nguy hiểm đến tính mạng của sản phụ.

Sẩy thai

Đây là biến chứng thai kì thường gặp nhất chiếm tần suất khoảng 15% thai kì trong giai đoạn sớm. Nguyên nhân sẩy thai thường do sự gián đoạn trong quá trình phát triển nhiễm sắc thể của phôi ở giai đoạn rất sớm sau khi thụ thai, khiến phôi thai không tương thích được với cuộc sống. Và nếu nhận thấy âm đạo rỉ máu hoặc chảy máu, đó thường là dấu hiệu đầu tiên của sẩy thai. Vì thế, khi phát hiện ra hiện tượng này các mẹ bầu nên chủ động gặp bác sĩ để được tư vấn thêm. Đa số phụ nữ đều có thể thụ thai lại có một thai kì khỏe mạnh sau lần sảy thai trước đó.

Thiếu máu

Đây là biến chứng ở giữa thai kì và nó sẽ có thể xảy ra trong suốt thai kì do thiếu huyết sắc tố. Tình trạng tích nước ở bà bầu có thể làm máu bị pha loãng, khiến cho tỉ lệ huyết sắc tố trong máu bị giảm. Do huyết sắc tố giữ vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy đến thai nhi, các bà bầu nên làm xét nghiệm máu định kì để kiểm tra nồng độ huyết sắc tố. Có nhiều cách để xử lí tình trạng này. Đơn giản là bổ sung sắt trong thức ăn hoặc trực tiếp dùng các thực phẩm chức năng bổ sung khác, nếu nghiêm trọng hơn có thể truyền máu để cung cấp đủ lượng máu cho mẹ bầu và bé phát triển tốt.

aaaaa
Biến chứng thai kì rất nguy hiểm trong quá trình mang bầu, các mẹ cần chú ý ( ảnh minh họa)

Nhau tiền đạo

Biến chứng này xảy ra khi nhau thai nằm khá thấp trong tử cung, che chắn một phần hoặc hoàn toàn cổ tử cung, thường gây chảy máu và có thể cản trở lối ra của thai trong khi sinh. Và trường hợp này sẽ dẫn đến việc phải mổ khi mức độ nhau tiền đạo lớn.

Hở eo tử cung cũng là một biến chứng thường gặp trong thai kì

Trường hợp này xảy ra khi cổ tử cung không thể đóng kín. Thay vì cổ tử cung phải đóng và kín bằng một nút nhầy khá đặc thì cổ tử cung lại ngắn và co dãn gây nên hiện tượng sẩy thai hoặc vỡ màng ối sớm. Cách xử lý phù hợp nhất cho biến chứng này là khâu lại cổ tử cung trong quá trình thai kì. Khi đến gần ngày sinh, sẽ gỡ bỏ phần chỉ khâu giúp cho các sản phụ dễ dàng hơn trong việc sinh bé và an toàn trong quá trình mang bầu.

Thai nhi chậm phát triển trong tử cung

Biến chứng này có tần suất xảy ra khoảng 10% thai kì và sẽ có khả năng xảy ra cao khi các sản phụ là người lớn tuổi hoặc đã sinh nở từ 3-4 bé trước đó. Trong trường hợp này, kích thước nhi được ước lượng khi khám bụng bằng tay, nếu có nghi ngờ bác sĩ siêu âm lại giúp bạn biết được chính xác hơn về kích thước thai nhi khi so với bảng tiêu chuẩn vàng về tuổi thai và biểu đồ tăng trưởng bình thường.

Sinh non

Sinh non xuất hiện trong khoảng 7-10%. Trường hợp này thường gặp ở những phụ nữ có tiền sử sinh non trước đó, từng bị biến chứng hoặc lạm dụng đồ uống có gas, bia rượu, thuốc lá. Vì vậy các mẹ nên có những chế độ ăn uống hợp lí để có thể hạn chế được dấu hiệu này.

Tiểu đường khi mang thai

Đây là một biến chứng xảy ra khoảng 1-3% phụ nữ mang thai. Nhau thai có thể tạo ra nội tiết tố làm thay đổi tác động của insulin trong cơ thể. Trường hợp nhẹ, tiểu đường thai kì có thể kiểm soát bằng chế độ ăn uống phù hợp, có khi cần tiêm thêm insulin. Tiểu đường thai kì có thể làm tăng khả năng bị cao huyết áp hoặc gây ra bệnh tiểu đường thật sự về sau.

aaaaaa
Biến chứng thai kì khiến thai phụ mệt mỏi trong quá trình thai giáo ( ảnh minh họa)

Bong nhau thai

Bong nhau thai là một biến chứng nguy hiểm trong thai kì. Đây là hiện tượng nhau thai bong ra khỏi thành tử cung của mẹ làm cho thai nhi bị thiếu oxy và dinh dưỡng. Sản phụ sẽ cảm thấy đau bụng dù là không thấy chảy máu âm đạo, đặc biệt nếu có máu đông tạo thành giữa thành tử cung và nhau thai nơi bị bong ra. Biến chứng này cần phải mổ để lấy thai cấp cứu.

Thai chết lưu

Có thể gặp ở bất kì giai đoạn nào của thai kì khi mẹ để ý thấy có thay đổi trong cơ thể hoặc bé ngừng cử động. Khi thấy có hiện tượng bất thường như vậy mẹ cần đi khám để chẩn đoán cho chắc chắn. Và có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xấu này, từ môi trường, từ sức khỏe của thai phụ yếu hay do sức khỏe thai nhi yếu. Vì vậy, từ lúc biết mình có bầu các mẹ nên chú ý và cẩn trọng hơn về việc chăm sóc sức khỏe của bản thân để giúp cho cả mình và em bé phát triển tốt nhất trong quá trình thai giáo.

 

 

 

Trả lời