Cách trị sổ mũi cho trẻ đơn giản và hiệu quả nhất mà không cần dùng thuốc

Viêm sổ mũi là bệnh thường gặp ở trẻ, nhất là trẻ dưới 6 tuổi có sức đề kháng kém (chiếm đến 80% số trẻ độ tuổi này), đặc biệt khi có điều kiện thuận lợi cho bệnh như thay đổi thời tiết, trời đang nóng chuyển sang lạnh đột ngột…

Đa số các mẹ cứ thấy con nghẹt, sổ mũi, ho lại tìm đến các loại thuốc kháng sinh. Nếu tác nhân gây bệnh là virus thì việc dùng thuốc là hoàn toàn vô ích. Tuy nhiên đối với trường hợp còn lại mẹ cũng chưa hẳn cần dùng thuốc, vì thuốc trị sổ mũi có thể gây nhiều tác dụng phụ đối với trẻ em. Bài viết dưới đây, Tin tức thế giới mẹ và bé sẽ chia sẽ cho các mẹ những Cách trị sổ mũi cho trẻ đơn giản và hiệu quả nhất mà không cần dùng thuốc:

Cho trẻ uống nhiều nước

Mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, các loại sữa, nước trái cây,… hoặc thức ăn dạng lỏng để dịch mũi lỏng hơn và dễ vệ sinh mũi cho trẻ. Mẹ nên tránh cho trẻ ăn những thức ăn có nhiều dầu mỡ, chất béo.

Dùng nước muối sinh lí và dụng cụ hút mũi

Dụng cụ hút mũi đặc biệt cần thiết cho trẻ nhỏ chưa biết tự xì mũi. Kết hợp với nước muối sinh lý cho độ sát khuẩn cao sẽ nhanh chóng đẩy lùi virus gây bệnh cho trẻ. Nước muối sinh lý rất an toàn nên các mẹ có thể yên tâm sử dụng cho trẻ, nên làm ấm nước muối sau đó xịt vào mũi trẻ giúp giảm dịch nhầy. Tiếp đó, mẹ lại dùng dụng cụ để hút sạch nước mũi cho trẻ.

Cách làm: Đặt trẻ nằm ngửa, đầu thấp hơn chân, nhẹ nhàng bóp 1 – 2 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi trẻ. Sau vài phút, dùng dụng cụ hút nhầy ở từng bên mũi cho trẻ.

Tắm nước gừng ấm

Hơi nước gừng ấm giúp làm lỏng dịch mũi, bé sẽ dễ xì ra hoặc mẹ cũng dễ làm sạch bằng dụng cụ hút mũi hơn. Mẹ cũng nên xoa chút dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân bé, massage vài phút, xoa dầu vào lưng và ngực. Ngoài ra, trước khi đi ngủ bé cũng cần được mang tất.

Kê cao đầu khi ngủ

Tư thế ngủ cao đầu giúp ngăn nước mũi chảy ngược vào trong gây ngạt mũi, thay vào đó nước mũi sẽ chảy ra ngoài giúp bé dễ chịu hơn.

   Sổ mũi, nghẹt mũi là hiện tượng thường gặp ở các trẻ, nhất là những bé có sức đề kháng kém. Thông thường, trẻ chỉ cần được điều trị tại nhà đúng cách và không cần gặp bác sĩ khi bị sổ mũi. Tuy nhiên, một số trường hợp mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ như:

– Nghi ngờ dị vật lọt vào mũi

– Trẻ sổ mũi kèm sốt cao trên 2 ngày

– Có triệu chứng sổ mũi do dị ứng

– Có những triệu chứng cúm kèm theo đau ê ẩm người, nôn ói,…

Trả lời