Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 20

Em bé trong bụng mẹ được 20 tuần tuổi có nghĩa là mẹ đã đi được một nửa chặng đường và sắp được gặp thiên thần nhỏ của mình. Và ở tuần tuổi này, em bé có những đặc điểm gì, phát triển ra sao là những điều cha mẹ nào cũng mong muốn biết được. Cùng với Thế giới Mẹ & Bé xem sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 20 các mẹ nhé.

Thai nhi 20 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Trong suốt quá trình thai kỳ, các mẹ thường theo dõi sự phát triển của thai nhi để cảm nhận, biết được tình trạng của em bé trong bụng mình.20 tuần tuổi là mốc thời gian phát triển chủ yếu của bé với sự thay đổi ở những vùng đặc biệt của não bộ. Ở thời điểm này, các giác quan cũng phát triển đạt đến đỉnh cao. Tế bào thần kinh đã bắt đầu được phân hóa chuyên biệt cho 5 loại xúc giác: thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác và vị giác.

ảnh
Hình ảnh thai nhi ở tuần tuổi 20. ( Ảnh minh họa)

Khi trẻ được 20 tuần tuổi, đỉnh của tử cung đã gần chạm tới rốn và sẽ tăng lên khoảng 1cm trong mỗi tuần. Và trong tuần thai thứ 20, em bé đã có cân nặng khoảng từ 240-300g. Cánh tay và cẳng chân của thai nhi phát triển tốt. Da của thai nhi trở nên ít trong suốt hơn, lớp lông tơ mịn đã bắt đầu bao phủ trên bề mặt toàn bộ cơ thể bé. Tóc của em cũng bắt đầu mọc dài hơn. Đồng thời ở giai đoạn này em bé cũng đã bắt đầu biết nuốt dịch ối và thận đã bài tiết ra nước tiểu.

Khi con ở tuần thứ 20, mẹ sẽ cảm nhận được rõ ràng những ” cú đạp của thai nhi” hay là những khoảnh khắc em bé vui đùa, nhào lộn trong bụng mẹ. Những cơn đau lưng, những lần bạn trăn trở khó ngủ chính là vì sự phát triển, sự ” nghịch ngợm, quậy phá” đáng yêu của bé trong bụng mẹ. Đây là những niềm vui lớn của người làm mẹ bởi nó là dấu hiệu cho thấy rằng các con ở trong bụng mẹ phát triển rất tốt và luôn khỏe mạnh. Trong 10 tuần kế tiếp, bé sẽ còn hiếu động hơn rất nhiều. Cho đến tuần 30 trở đi, khi tử cung chật chội hơn rất nhiều thì lúc đó em bé mới chịu nằm yên và chờ ngày chào đời.

Những điều cần lưu ý khi thai nhi ở tuần tuổi thứ 20 

  • Ở tuần tuổi 20 trở đi, bộ não của thai nhi đã phát triển mạnh vì vậy, giai đoạn này bạn nên thường xuyên trò chuyện với bé, thường xuyên bật những bản nhạc nhẹ nhàng, êm dịu để bé có thể cảm nhận được mọi thứ và em sẽ cảm thấy thích thú và thoải mái hơn. Đồng thời, giai đoạn này các mẹ cũng nên tăng cường ăn nhiều chuối ( 2-3 quả/ ngày) để cung cấp nguồn vitamin B vừa tốt cho sức khỏe của mẹ mà vừa tốt cho sự phát triển trí não của em bé trong bụng.
  • ảnh
    Các mẹ cần có chế độ ăn uống phù hợp để tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. ( Ảnh minh họa)
  • Điều lưu ý tiếp theo đó là các mẹ hạn chế việc ăn quá nhiều muối, bởi ăn nhiều muối sẽ dẫn đến việc cơ thể bị phù do tích nước, gây cảm giác nặng nề, khó chịu cho cả mẹ và bé.
  • Các mẹ không nên làm việc nặng hay  vận động quá nhiều đồng thời có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để cả mẹ và bé cùng khỏe mạnh trong chặng đường còn lại. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh và có tâm lý thoải mái để chào đón thiên thần nhỏ đáng yêu của mình nhé.

 

Trả lời