Những sai lầm khiến bạn rửa chén không đúng cách

Tưởng chừng như việc rửa chén chỉ đơn giản là làm sạch bát đĩa rồi để lên kệ chén. Tuy nhiên, những thói quen rửa chén đĩa hằng ngày tưởng chừng như vô hại nhưng lại có thể làm vi khuẩn lan rộng biến căn bếp của mẹ trở thành mầm bệnh cho gia đình.

Không xử lí ngay rác thải trong bồn

Chắc chắn khi rửa bát đĩa sẽ có thức ăn thừa, chất bẩn trong bồn rửa và bạn cần xử lý chỗ rác đó cho hợp lý và nhanh chóng trước khi bị phân hủy tạo cơ hội cho vi khuẩn gây bệnh lây lan và ẩn náu.

Quá nhiều nước rửa chén

Nếu bồn rửa chén bát đầy bọt xà phòng trong khi bạn vẫn đang chế biến các món ăn thì nguy cơ gây bệnh rất cao. Có nhiều bọt xà phòng chưa chắc bát đĩa đã sạch hơn mà chất tẩy rửa trong nước rửa chén bát còn có khả năng làm cho đồ ăn kém ngon miệng hơn, vì rất có thể nó để lại một dư lượng nào đó. Thêm vào đó nếu chén đĩa không được làm sạch sẽ dễ gây mùi khiến cảm giác khó chịu khi dùng bữa.

Do đó khi lựa chọn nước rửa bát bạn cần lưu ý tránh những loại chứa nhiều chất tẩy rửa, chất sát trùng để tránh nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

Rửa chảo không đúng cách

Không nên chà mạnh, dùng bàn chải cứng để chà và quá nhiều xà phòng vào chảo gang dính dầu mỡ. Thay vào đó bạn hãy cho chảo lên bếp đun nóng để làm chảy dầu mỡ ra, lúc đó rửa chảo sẽ dễ dàng hơn mà không cần chà xát quá mạnh.

Rửa chén trong bồn bẩn

Thống kê của Dịch vụ y tế Quốc gia cho thấy, bồn rửa nhà bếp thường chứa vi khuẩn nhiều hơn 100.000 lần so với phòng tắm hoặc nhà vệ sinh. Vì thế hãy khử trùng bồn rửa hàng ngày với dấm và baking soda hoặc giấm và muối. Tương tự với máy rửa chén, bạn cũng nên cho máy chạy ở trạng thái trống rỗng với dấm và baking soda.

Lau chùi sai  cách

Bếp sạch, bát đĩa sạch chính là yếu tố quan trọng nhất để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn gây hại. Tốt nhất bạn nên dùng nước nóng vừa phải và đi găng tay khi rửa chén bát. Và nhớ là rửa bất cứ thứ gì chạm vào thịt sống để ngăn chặn sự lây nhiễm chéo.

Không nên lau khô tay vào khăn cũ và bẩn vì vi khuẩn từ khăn có thể truyền qua tay và vào thức ăn. Hãy thay bằng một chiếc khăn mới, giữ khăn lau tay khô ráo, không ngấm nước để vi khuẩn và nấm mốc không thể phát triển được.

Thớt cũng là nơi chứa nhiều vi khuẩn. Chính vì vậy các chuyên gia khuyến cáo nên làm sạch thớt và dao bằng nước ấm kết hợp với xà phòng sau mỗi lần dùng. Có thể dùng chanh và muối để vệ sinh thớt, sau đó để ở nơi khô ráo. Thêm vào đó, bạn nên chuẩn bị 2 cái thớt để thái thịt sống và thịt chín riêng.

Rửa chén đĩa chỉ bằng một miếng mút

Mầm bệnh và vi khuẩn có thể ẩn náu trong những miếng mút bọt biển mà bạn vẫn thường dùng để rửa bát đĩa. Miếng mút có thể chứa hàng ngàn vi khuẩn như E. coli và salmonella (loại vi khuẩn làm cho thức ăn trở nên độc hại). Những vi khuẩn này có thể bám vào bát đĩa, qua thức ăn và truyền bệnh sang cơ thể chúng ta.

Thay vì chọn những miếng mút bọt biển màu mè, hãy chọn những loại khăn rửa bát từ sợi tự nhiên. Thêm vào đó, chúng ta nên vệ sinh miếng rửa chén bát thường xuyên, để hạn chế vi khuẩn trú ngụ trong đó. Treo chúng lên cao khỏi bồn rửa chén để làm khô ráo hoàn toàn, tránh ẩm mốc gây bệnh. Vệ sinh sạch, phơi dưới ánh nắng mặt trời để loại bỏ vi khuẩn.

Đổ nước rửa chén trực tiếp lên bát đĩa

Đây là thói quen của nhiều người vì họ nghĩ rằng đổ trực tiếp dung dịch nước rửa chén lên vết bẩn, dầu mỡ trên chén bát sẽ làm tăng hiệu quả tẩy rửa.

Đúng là như vậy, song các nhà nghiên cứu khuyến cáo không nên đổ nước tẩy rửa trực tiếp lên dụng cụ đựng thức ăn bởi nó vừa lãng phí lại rất có thể một lượng hóa chất nào đó sẽ sót lại trên bề mặt chén đĩa, nhất là các khe nứt. Khi được tái sử dụng để đựng đồ ăn, các hóa chất còn sót lại trong đó sẽ thôi ra đồ ăn, đi vào cơ thể người, về lâu dài sẽ gây bệnh.

Trả lời