Những lưu ý khi nuôi chó làm thú cưng trong nhà có trẻ nhỏ

Thú cưng thường được các gia đình chọn lựa là chó bởi tính thân thiện, dễ đem đến sự yêu thích cho trẻ nhỏ, dễ chăm sóc… Việc nuôi chó làm thú cưng trong nhà còn có thể giúp trẻ phát triển được nhiều khía cạnh như tinh thần trách nhiệm, tính tự lập, khả năng vận động khi chơi cùng chúng. Tuy nhiên bố mẹ cũng nên Lưu ý khi nuôi chó làm thú cưng khi nhà có trẻ nhỏ trước khi bắt đầu nuôi chúng nhé!

#Tìm hiểu về loại giống phù hợp với gia đình

Tùy theo cách sống của cả nhà mà bạn nên chọn chú chó đáp ứng được nhu cầu của mình. Nếu không có thời gian, đừng chọn những giống thú cưng cần được chăm sóc kỹ lưỡng. Hoặc nếu thích cuộc sống bình yên, ít khi đi đây đó, bạn cũng không nên chọn giống chó hay chạy nhảy như Labrador hay Retriever.

#Hãy nhận nuôi một chú chó con

Hãy nhận nuôi một chú chó con và để chúng cách xa trẻ trong thời gian đầu để chú cún của bạn làm quen với mọi thứ trong nhà, trước khi bắt đầu cho chúng chơi với bé. Một chú cún cưng cùng bé trưởng thành, lớn lên từng ngày cũng sẽ để lại những kỷ niệm đáng nhớ trong thời niên thiếu của trẻ.

#Nên chọn nuôi đúng thời điểm

Nuôi một chú chó con cần nhiều sự quan tâm và chăm sóc. Bạn nên cân nhắc quỹ thời gian của mình trước khi quyết định, nhất là khi bạn đang trong thời kỳ mang thai hoặc giai đoạn đầu khi mới sinh con. Vì lúc này bạn khá bận rộn đấy nhé!

#Không nên suy nghĩ đơn giản chỉ là “đem về nuôi”

Cho dù chọn một chú chó từ trại cứu hộ hay người chuyên gây giống, bạn cũng nên dành thời gian tìm hiểu tính tình, thức ăn yêu thích và tình trạng sức khỏe của chó. Thêm vào đó, việc thăm chủ trước sẽ cho bạn cái nhìn chân thực nhất về điều kiện sống của giống chó bạn dự tính nuôi. Nên chọn một nguồn cung cấp chó an toàn và tin cậy.

#Phải kiên nhẫn để có thể chăm sóc và nuôi dưỡng chó

Với những người chưa từng nuôi thú cưng, việc nuôi chó có thể là một thử thách lớn với bạn. Chúng có thể làm hỏng đồ đạc trong nhà, đi vệ sinh lung tung, nhảy vào người hoặc cắn bạn và bé. Người bạn này cũng giống như đứa trẻ vậy, luôn cần tình cảm và sự thấu hiểu. Vậy nên đừng từ bỏ chú chó của mình quá nhanh, bạn có thể đưa chúng đến các trung tâm huấn luyện hoặc nhờ bác sĩ thú ý tư vấn.

#Có chương trình huấn luyện chó

Đây là khoản đầu tư mà bạn không bao giờ hối hận về sau. Một chương trình đào tạo bài bản, thường xuyên sẽ gắn kết bạn và chú chó của mình hơn, không còn lo vấn đề tuân thủ các điều lệnh hay hung hang quá mức. Nếu được, từng thành viên của gia đình nên tham gia vào khóa huấn luyện để biết cách chăm sóc và chơi đùa cùng chú chó của cả nhà.

#Xem xét quy định nơi ở có được nuôi chó hay không

Nếu đang sống trong khu chung cư, bạn nên kiểm tra với quản lý khu nhà để biết chắc rằng mình được phép nuôi chó. Đồng thời, đưa chó của bạn đến phòng khám thú y để thăm khám thường xuyên.

#Xem thử trong nhà có ai dị ứng với lông chó hay không

Nếu trong nhà có người dị ứng với lông chó, hãy chọn loại chó lông ngắn hoặc ít rụng lông như Poodles hoặc Schnauzers. Ngoài ra, bạn nên “thủ sẵn” máy hút bụi hoặc làm sạch không khí để dọn dẹp lông chó trong nhà.

#Không nên nghe lời những người xung quanh về việc nuôi chó

Khi quyết định nuôi chó, xung quanh bạn sẽ có rất nhiều người bàn ra tán vào, đưa ra không ít lời khuyên về việc nên chọn con này hay bỏ con kia. Nếu bạn bỏ qua cảm xúc của bản thân, rất có thể cả nhà sẽ có một chú chó hoàn toàn không phù hợp. Nuôi thú cưng không phải là chuyện mua bán theo cảm tính. Bạn nên thật bình tĩnh và suy xét liệu chú chó mình chọn ban đầu có thích hợp hay không.

 

 

Trả lời