Nguyên nhân và cách gây hứng thú cho trẻ không chịu ăn dặm

Trẻ em càng ngày càng phát triển đồng nghĩa với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cũng được nâng cao. Sau 6 tháng tuổi trẻ bắt đầu được cho ăn dặm bổ sung các chất dinh dưỡng để phát triển toàn diện hơn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ ở độ tuổi này hệ tiêu hoá đã phát triển toàn diện, enzym cần thiết cho trẻ đã sản sinh đầy đủ và có khả năng hấp thụ trọn vẹn protein từ thịt, cá, trứng, sữa,… Bên cạnh đó, cơ địa của bé cũng tác động rất lớn đến việc bé đã có thể ăn dặm hay chưa, điều này tuỳ thuộc vào sự quan sát của mẹ và có thể tham khảo các bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên việc tập cho trẻ ăn dặm không phải dễ mặc dù bạn đã kỳ công chuẩn bị những thứ đồ tươi ngon nhất dành cho trẻ. Hãy cùng Thế giới mẹ và bé tham khảo những nguyên nhân và cách để gây hứng thú cho trẻ không chịu ăn dặm.

     1. Nguyên nhân trẻ không chịu ăn dặm

  • Mẹ cho bé ăn dặm quá sớm: Nếu mẹ cho bé ăn dặm quá sớm cơ thể trẻ sẽ chưa kịp thích nghi dễ dẫn đến tình trạng chán ăn, thậm chí hoảng sợ khi mẹ đem đồ ăn tới gần. Ở 6 tháng tuổi đầu, mẹ chỉ nên cho bé bú đầy đủ sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Không phải lúc nào cho trẻ ăn sớm để nhanh tăng cân, mau lớn mà hãy để cơ thể trẻ phát triển một cách tự nhiên nhất. Giai đoạn đầu này nếu bạn cho đồ ăn khác sữa mẹ sẽ có nguy cơ bị rối loạn tiêu hoá.
  • Sai lầm của mẹ khi chọn thức ăn cho bé: Mẹ có thể đã đổ hết công sức vào chế biến món ăn cho trẻ tuy nhiên lại chưa đủ kinh nghiệm trong việc chọn lựa thực phẩm và cách chế biến phù hợp cho bé theo từng độ tuổi.
  • Lạm dụng gia vị: vị giác của trẻ khi còn nhỏ rất nhạy cảm nên mẹ chú ý chỉ nêm nhạt hoặc không cần nêm khi nấu thức ăn cho trẻ. Hơn nữa, thận của trẻ còn yếu nên khi mẹ dùng nhiều loại gia vị như muối, đường, bột nêm rất có hại cho trẻ.
  • Mẹ chưa có kinh nghiệm khi pha bột ăn dặm cho trẻ: Lần đầu tiên pha bột cho trẻ ăn dặm các mẹ nên chú ý pha ít để dễ pha cho vừa khẩu vị và tạo cảm giác cho trẻ. Nếu không cẩn thận trẻ sẽ quấy khóc và từ chối bữa ăn.

     2. Cách làm cho trẻ hứng thú với ăn dặm

  • Tránh gây áp lực và dùng lực khi cho trẻ ăn: Mẹ cần phải kiên nhẫn khi trẻ từ chối bữa ăn, hãy nhẹ nhàng tinh tế thay vì quát mắng hay la hét trẻ. Điều đó không tốt cho trẻ và sẽ làm trẻ căng thẳng khi ăn, nếu kéo dài có thể ảnh hưởng tâm lí của trẻ khi lớn lên, dễ mắc các chứng bệnh tâm lí như trầm cảm, tự kỉ.
  • Chia nhỏ bữa ăn của trẻ: Ban đầu bạn hãy cho trẻ ăn một ít trong khoảng thời gian ngắn, sau đó tăng dần thời gian ăn theo sự thích ứng của trẻ. Mẹ không nên ép trẻ ăn quá nhiều cho một bữa ăn vì điều đó chỉ làm mất thời gian của mẹ.
  • Chơi đùa cùng trẻ khi cho trẻ ăn: Việc trẻ ăn cũng phụ thuộc nhiều vào tâm trạng của trẻ, vì vậy mẹ hoặc bố hãy bỏ chút công sức ra để pha trò cùng trẻ, nó sẽ giúp trẻ thích thú hơn và ăn nhiều hơn.
  • Thường xuyên thay đổi thực đơn: Mẹ nên thay đổi thường xuyên các món ăn để bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ. Món ăn nhìn hấp dẫn sẽ làm thu hút trẻ hơn. Mẹ cũng phải quan tâm nếu trẻ bị dị ứng với món nào thì lần sau cần tránh cho trẻ ăn thực phẩm đó.
  • Cho trẻ tự ăn và ăn chung trên bàn ăn gia đình: Tập cho trẻ tự xúc ăn là cách dạy trẻ tính tự lập ngay từ khi còn nhỏ. Trẻ nhỏ có xu hướng thích bắt chước hành động của người lớn nên cho trẻ ăn cùng gia đình là cách tốt nhất để trẻ hứng thú trong ăn uống.

Ngoài ra, các mẹ không nên lạm dụng các đồ điện tử như tivi, điện thoại hay máy tính bảng để cho trẻ ăn. Bạn có cho trẻ ăn nhiều tuy nhiên lúc này trẻ đang tập trung vào các vật kia mà không hề cảm nhận được đồ ăn, điều này hoàn toàn không tốt cho tiêu hoá của trẻ. Thêm vào đó, nếu bạn thiết lập thói quen này cho trẻ thì khi trẻ lớn sẽ luôn phụ thuộc vào các vật kia, thay vì chơi đùa như các bạn khác, trẻ sẽ dành nhiều thời gian vào đó và lâu dần dễ mắc các chứng bệnh tâm lý như tự kỉ. Tia cực tím trong các vật dụng cũng rất có hại đối với sự phát triển của trẻ, số trẻ bị cận thị nặng khi còn nhỏ là ví dụ điển hình.

Trên đây là những kiến thức về ăn dặm của trẻ dành cho các mẹ tham khảo, Thế giới mẹ và bé chúc các mẹ tìm ra phương pháp tối ưu nhất cho bé yêu của bạn nhé.

Trả lời