Chế độ thai sản hiện hành 2018 cho cả vợ và chồng

Kể từ ngày 01/7/2018, mức trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi (trợ cấp thai sản) sẽ tăng thêm 6,923% so với mức trợ cấp hiện hành.

Do năm 2018 mức lương cơ bản tăng lên nên mức trợ cấp thai sản của các mẹ cũng tăng. Và sẽ áp dụng ngay từ ngày đầu tiên mẹ biết mình mang thai.

1. Khi mang bầu và có biến chứng sản khoa 

Chế độ thai sản năm 2018 sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày đầu mẹ phát hiện mình có thai. Theo đó mang thai bạn được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày. Thậm chí, với những mẹ bầu ở xa cơ sở y tế hoặc trường, trong thời gian hợp mang thai cần chăm sóc đặc biệt sẽ được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai.

Ngoài ra, nếu trong thời gian mang thai xảy các biến chứng sản khoa như sảy thai, sinh non thai chết lưu,… thì bạn sẽ được hưởng chế độ ưu tiên như sau:

+ Dưới 1 tháng nếu sảy thai: Nghỉ phép 10 ngày;

+ Từ 1-3 tháng nếu sảy thai: Nghỉ phép 20 ngày;

+ Từ 4- 5 tháng nếu sảy thai: Nghỉ phép 3-6 tháng;

+ Từ 6 tháng nếu sảy thai: Nghỉ phép từ 6 tháng trở lên.

Lưu ý: Trong số các ngày này đã tính tổng cộng luôn các ngày nghỉ lễ, và tết và ngày nghỉ hàng tuần.

2. Khi sinh con

*) Chế độ thai sản cho vợ

– Thời gian nghỉ phép

Mẹ được nghỉ trước và sau thời gian sinh con 6 tháng, trong đó thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 2 tháng. Còn với những mẹ rơi vào trường hợp đặc biệt thì tính như sau:

+ Đa thai: Từ bé thứ 2 trở đi, bạn sẽ được tính thêm 1 tháng vào thời gian nghỉ.

+ Nghỉ thêm: Nếu có nhu cầu nghỉ thêm, bạn có thể xin nghỉ phép không hưởng lương.

+ Đi làm sớm: Nếu có đủ sức khỏe để quay lại làm việc trước thời gian nghỉ phép, bạn vẫn nhận được trợ cấp thai sản theo quy định, và nhận thêm tiền lương cho những ngày làm việc của mình.

– Trợ cấp thai sản: 

Mẹ sinh con xong được hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương hàng tháng của 6 tháng liền kề trước khi sinh. Ngoài ra, còn có cả trợ cấp một lần khi sinh con và nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi tương đương là với 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi bé.

Ví dụ: Chị Mai Trang tham gia bảo hiểm từ tháng 2/2107 – 12/2017. Tháng 1/2018 chị nghỉ sinh con. Chị đã đóng với mức bảo hiểm như sau:

2/2017 – 8/2107 đóng theo mức lương: 4.400.000 VNĐ (7 tháng)

8/2017 – 12/2017 đóng theo mức lương: 5.000.000 VNĐ (4 tháng)

Khi đó: Tiền lương trung bình trong 6 tháng trước khi sinh:

(4.400.000 x 2 + 5.000.000 x 2)/6 = 4.800.000 VNĐ

==> Tiền trợ cấp thai sản của chị Trang: 4.800.000 x 6 + 2 x 1.390.000 = 31.580.000 VNĐ

(1.390.000 VNĐ là tiền lương cơ bản được áp dụng từ ngày 1/7/2018)

Như vây, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con sẽ tăng từ mức hiện hành là 2.600.000 đồng cho mỗi con được tăng lên 2.780.000 đồng.

– Hỗ trợ sau khi sinh:

Trong vòng 30 ngày, kể từ ngày làm việc đầu tiên sau chế độ nghỉ thai sản, bạn có quyền xin nghỉ thêm để phục hồi sức khỏe, và được nhận 30% lương tối thiểu chung/ngày trong trường hợp nghỉ tại nhà, hoặc 40% lương tối thiểu chung/ngày nếu nghỉ tại cơ sở tập trung.

  • Thời gian tối đa là 10 ngày đối với sinh 2 trở lên
  • 7 ngày đối với con phải phẫu thuật
  • 5 ngày với trường hợp khác

*) Chế độ thai sản cho chồng 

Trường hợp chỉ có người bố tham gia bảo hiểm xã hội: Lúc này nếu vợ sinh con, bố được trợ cấp một lần bằng 2 tháng lương cơ sở cho mỗi con. Ngoài ra, chồng đóng BHXH khi vợ sinh con thì cũng được nghỉ việc từ 5 đến 14 ngày cho phép theo chế độ thai sản. Cụ thể số ngày nghỉ như sau:

+ Nghỉ 5 ngày làm việc nếu vợ sinh thường;

+ Nghỉ 7 ngày làm việc nếu vợ sinh con phải phẫu thuật, và con sinh con dưới 32 tuần tuổi;

+ Nghỉ 10 ngày làm việc nếu vợ sinh đôi. Từ sinh 3 trở đi thì mỗi đứa con cộng thêm 3 ngày làm việc;

+ Nghỉ 14 ngày làm việc nếu vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật.

Lưu ý: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Trả lời