Cách xử lý trẻ bị hóc dị vật tại nhà

Với trẻ nhỏ, do ý thức cũng như những kĩ năng sinh hoạt còn kém nên việc bị hóc các dị vật rất dễ xảy ra nếu chúng ta không để ý đến trẻ. Để hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro, hậu quả đáng tiếc gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé các mẹ cần nắm vững một số cách xử lý trẻ bị hóc dị vật tại nhà. Và thế giới Mẹ và Bé Baby Plaza sẽ chỉ ra một số cách sơ cứu dưới đây để các mẹ tham khảo.

Biểu hiện khi trẻ bị hóc dị vật

Hóc dị vật là tai nạn thường gặp và cực kì nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Tai nạn này có thể xảy ra trong quá trình bé ăn và ngay cả trong khoảng thời gian bé chơi đùa, bé nghịch dại mà cha mẹ sơ sẩy không để ý là bé đã bị hóc dị vật. Vì thế, phụ huynh cần tỉnh táo để phát hiện và có cách xử lý tốt, hiệu quả nhất cho bé. Khi đang chơi đùa, trẻ bỗng nhiên tỏ ra khó chịu, ho khạc, co giật, giãy giụa, toàn thân tím tái do dị vật bị tắc gây nghẽn đường cung cấp oxi vào phổi. Khi thấy trẻ bị như vậy, cha mẹ cần sơ cứu kịp thời nếu không sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

ảnh minh họa
Hóc dị vật là tai nạn thường gặp và rất nguy hiểm ở trẻ

Nguyên tắc sơ cứu trẻ bị hóc dị vật

Cần phải nhanh chóng, đúng cách nếu không sẽ dẫn đến hiện tượng bé bị ngừng thở, suy hô hấp

Tuyệt đối không được dùng tay móc vào họng trẻ để lấy dị vật vì làm như thế sẽ khiến dị vật vào sâu hơn và gây nguy hiểm hơn cho bé.

Theo ý kiến của các bác sĩ cho hay, khi xử lý trẻ bị hóc dị vật tại nhà cần dùng một số cách sau đây:

Với trẻ dưới 1 tuổi: Cha mẹ dốc ngược đầu bé xuống, dùng gót bàn tay vỗ mạnh vào bụng, lưng bé nhiều lần và chú ý quan sát xem dị vật đã thoát ra hay chưa. Trong trường hợp dị vật chưa ra, bạn cần đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để các bác sĩ xử lý cho trẻ.

Vỗ lưng

Với cách này, mẹ hãy đặt một tay dưới lưng trẻ, sau đó ôm lấy lưng và giữ đầu, tay còn lại mẹ đặt dọc phía trước, nắm chắc lấy hàm. Sau đó nhẹ nhàng lật sấp trẻ, để đầu trẻ thấp và thực hiện vỗ lưng tại vị trí giữa 2 vai trẻ 5-7 lần. Cách sơ cứu này an toàn và sẽ giúp trẻ thoát khỏi tai nạn hóc dị vật.

ảnh
Vỗ lưng là cách sơ cứu đầu tiên nên áp dụng khi trẻ bị hóc dị vật. ( Ảnh minh họa)

Ép ngực

Khi bạn đã sử dụng phương pháp vỗ lưng mà dị vật chưa thoát khỏi ra ngoài thì bạn sẽ dùng tiếp cách sơ cứu thứ 2 đó là ép ngực bé. Bạn để trẻ nằm ngửa dọc theo cẳng tay theo tư thế cổ ngửa, đầu thấp. Sau đó bạn đặt 3 ngón tay dọc theo xương ức bắt đầu điểm giao giữa xương ức và đường qua 2 núm vú, sau đó rút một tay sát điểm giao nhau, dùng hai ngón còn lại ấn vừa phải 5 lần theo hướng từ ngoài vào trong và từ dưới lên trên.

ảnh minh họa
Ép ngực là một trong những cách xử lí hiệu quả khi trẻ bị hóc dị vật. ( Ảnh minh họa)

Đẩy bụng

Với cách sơ cứu này, bạn ngồi hoặc đứng sau trẻ, hai tay ôm quanh eo trẻ, nắm một bàn tay và đặt lên bụng ( vùng thượng vị) còn bàn tay kia bọc lấy bàn tay nắm. Đẩy và kéo bụng vào trong- lên trên 5 lần.

ảnh minh họa
Đẩy bụng là một trong những cách sơ cứu trẻ bị hóc dị vât. ( Ảnh minh họa)

Khi  bạn áp dụng những cách sơ cứu, xử lý trên mà trẻ vẫn bị hóc dị vật thì bạn cần nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được các chuyên gia, bác sĩ cấp cứu cho trẻ. Đặc biệt là phụ huynh nên giữ được sự bình tĩnh để sơ cứu cho bé, tránh trường hợp do tâm lý sợ hãi các mẹ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong khi xử lý đồng thời sẽ vô tình làm dị vật vào sâu hơn gây nguy hại đến bé.

Trên đây là 3 kỹ năng sơ cứu, xử lý khi trẻ bị hóc dị vật tại nhà các bậc phụ huynh nên tham khảo để có được những kiến thức cơ bản nhất để chữa cho con khi con gặp phải tai nạn nguy hiểm này.

 

 

 

 

Trả lời