Cách nhận diện và điều trị một số bệnh về mắt ở trẻ em

Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, thế nhưng ở trẻ đôi mắt lại bộ phận dễ bị mắc bệnh nhất bởi sức đề kháng của các bé còn kém nên chỉ vì một sơ suất nhỏ là bé đã có thể bị mắc ngay những căn bệnh tai quái khiến bé khó chịu. Vì vậy, để giúp bé luôn có được đôi mắt khỏe- đẹp, phụ huynh nên thuộc lòng những cách nhận diện và điều trị một số bệnh về mắt ở trẻ em được nêu trong bài viết dưới đây.

  1. Bệnh đau mắt đỏ

Nguyên nhân:

Đau mắt đỏ là căn bệnh thường gặp ở trẻ, đặc biệt là mỗi lần giao mùa thời tiết thay đổi thì tần suất của bệnh gia tăng đáng kể và nó trở thành một trận dịch đáng sợ. Đau mắt đỏ là bệnh do virut hoặc do dị ứng gây nên. Đau mắt đỏ xuất hiện ở một bên mắt sau đó sẽ lây lan sang bên mắt còn lại. Bệnh này tuy không ảnh hưởng nhiều đến thị lực của trẻ song nó khiến trẻ khó chịu bởi cảm giác đau rát, chảy nước mắt liên tục. Bệnh này nguy hiểm khi nó có mức độ lây lan nhanh, lây qua 2 con đường trực tiếp và gián tiếp. Lây lan trực tiếp thông qua dịch tiết ra từ mắt của người bị bệnh còn gián tiếp là qua đồ dùng của người mắc bệnh mà trẻ cầm phải sau đó đưa tay lên dụi mắt . Vì thế phụ huynh cần lưu ý để phòng tránh cho bé.

Biểu hiện của bệnh đau mắt đỏ: mắt đỏ, có ghèn, gây khó chịu cho bé, hai mí mắt trẻ dính vào nhau, ngoài ra ở một số bé có biểu hiện nặng hơn là phồng mí hoặc nhạy cảm với ánh sáng.

ảnh
Đau mắt đỏ là bệnh trẻ em thường mắc phải trong thời tiết giao mùa. ( Ảnh minh họa)

Cách điều trị:

  • Khi phát hiện trẻ bị bệnh ở giai đoạn sớm, các mẹ nên chườm lạnh mắt bé 4 lần/ ngày. Dùng nước muối sinh lý để sát trùng mắt cho bé.
  • Sau đó các mẹ tra dung dịch kháng sinh mắt khi bé có biểu hiện cộm mắt, khó chịu.
  • Ngoài ra, trong quá trình điều trị các mẹ cũng nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng ăn kiêng phù hợp cho bé, đồng thời cho bé ăn bổ sung thêm các dòng thực phẩm chứa nhiều Vitamin A, các thực phẩm tốt cho mắt như : dầu gan cá, gan động vật, cần tây… để tăng sức đề kháng cho bé.
  • Với những trường hợp bé bị nặng, mẹ chữa từ 2-3 ngày chưa có dấu hiệu giảm bệnh thì mẹ nên đưa bé đến trung tâm y tế để khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Cách phòng bệnh đau mắt đỏ

  • Để giảm được nguy cơ mắc bệnh và lây lan, các mẹ cần phải vệ sinh sạch sẽ cho bé, không cho con dùng tay chưa sạch để lau, dụi mắt. Và thường xuyên vệ sinh tay chân bé bằng xà phòng diệt khuẩn.
  • Cách ly bé với người bị bệnh hoặc không nên cho trẻ đến tiếp xúc với những vùng đang có dịch đau mắt đỏ để tránh lây bệnh.
  • Khi đi ra ngoài nên dùng kính để bảo vệ mắt cho trẻ không tiếp xúc với các tác nhân độc hại từ bên ngoài.
  1. Bệnh đau mắt hột

Bệnh đau mắt hột thường gặp ở trẻ từ 3-5 tuổi, do virut Chlamydia trachomastis gây ra. Cũng giống như bệnh đau mắt đỏ, bệnh này dễ lây lan từ người này sang người khác. Khi mắc bệnh, ở mắt sẽ xuất hiện những hột và sẹo nhỏ ở mắt gây cảm giác cộm mắt, khó chịu. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý để đảm bảo tốt nhất đôi mắt của bé.

Biểu hiện của bệnh đau mắt hột:

  • Mắt trẻ có hiện tượng ngứa, cộm mắt giống như có hạt bụi ở trong mắt.
  • Khi bị nặng hơn sẽ có thêm hiện tượng chảy nước mắt
  • Nếu trong thời gian đầu bị bệnh, không được phát hiện kịp thời và điều trị sớm thì sẽ dẫn đến các triệu chứng bệnh nặng như: lông mi quặn, sẹo kết mặc hay lông mi bị xiêu làm rối loạn dưỡng giác mạc và để lại sẹo, gây nguy cơ lớn về việc giảm thị lực ở trẻ. Nghiêm trọng hơn là sẽ gây hiện tượng mù lòa ở trẻ.

    ảnh
    Đau mắt hột gây cộm mắt và cảm giác khó chịu ở trẻ. (Ảnh minh họa)

Cách chăm sóc, điều trị.

  • Việc làm đầu tiên là các mẹ cần vệ sinh mắt cho trẻ bằng nước ấm pha thêm chút muối.
  • Sau đó sử dụng thêm dung dịch vệ sinh mặt có chứa sulfamide, nhỏ 1-2 lần/ ngàu cho bé theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Điều trị bằng thuốc uống Sulfamide với liều dùng như sau: 1g- 2 lần/ ngày, uống liên tục trong vòng 9 ngày, nghỉ 3 ngày, uống thành 3 đợt/ tháng.
  • Nếu tình trạng này kéo dài cha mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được khám chữa bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ.

Cách phòng tránh bệnh

  • Vệ sinh sạch sẽ chỗ ăn ở, vui chơi của bé đã hạn chế được virut gây bệnh xâm nhập.
  • Khi cho bé đi ngoài đường cần phải đeo kính cho bé để tránh được cát bụi
  • Nên cách ly, không cho bé đến gần hay tiếp xúc với những người đang mắc bệnh.
  • Thường xuyên cung cấp, bổ sung những dòng thực phẩm giàu dinh dưỡng cho mắt để bé luôn có được đôi mắt khỏe.
  1. Đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể là căn bệnh chủ yếu do bẩm sinh. Biểu hiện của bệnh này là trẻ sẽ có hiện tượng bị mờ mắt dẫn đến giảm thị giác ở trẻ. Đục thủy tinh thể được chia ra làm 2 dạng là đục thủy tinh thể bẩm sinh và đục thủy tinh thể bệnh lý.

Đục thủy tinh thể bẩm sinh ở trẻ nhỏ có thể xuất hiện ngay sau khi sinh, hoặc tiến triển trong khoảng thời gian những năm đầu đời. Chủ yếu có 2 nguyên nhân chính, một là do di truyền  ( gặp 10-25%), hai là do nhiễm khuẩn trong thời kì người mẹ thai nghén. Xảy ra hiện tượng này là do virut ( rubeon, heepe, cúm hay quai bị gây nên). Và hiện tượng đục thủy tinh thể này có thể xảy ra ở một hoặc cả 2 mắt.

Và để điều trị được bệnh này chúng ta cần phải có một quá trình dài kiên trì điều trị.

ảnh
Đục thủy tinh thể là bệnh về mắt dễ gặp ở bé, bệnh có thể do bẩm sinh hoặc nhiễm trùng gây nên. ( Ảnh minh họa)

Cách điều trị bệnh đục thủy tinh thể.

  • Tuy đây là căn bệnh không đáng lo ngại vì không ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực của bé. Nhưng cha mẹ cũng không được chủ quan bởi vì khi để lâu bệnh sẽ tiến triển xấu đi, gây nguy hại đến bé. Khi thấy con có biểu hiện của đục thủy tinh thể, phụ huynh cần đưa con đi khám định kỳ để ngăn chặn bệnh phát triển nặng hơn gây rối loạn thị lực ở trẻ.
  • Ở trường hợp, bệnh có dấu hiệu nặng hơn cần phải phẫu thuật để đề phòng trẻ bị nhược thị. Và khả năng phẫu thuật lên tới 95%, tuy nhiên trong một vài trường hợp sẽ xảy ra những biến chứng như : nhiễm khuẩn mắt, chảy máu hay bong võng mạc. Khi nặng quá phải cắt bỏ nhãn cầu.
  • Và cần chú ý đó là sau khi phẫu thuật cần cho trẻ đeo kính và điều chỉnh độ quang học cho phù hợp với thị lực của trẻ để ngăn ngừa bệnh tái phát lại.
  • Ngoài ra, cần vệ sinh kính mắt cho bé được đảm bảo, sạch sẽ và an toàn. Khi thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường nên báo cho bác sĩ để nhanh chóng xử lí.
  • Trong một vài trường hợp thì thay thủy tinh nhân tạo là biện pháp tối ưu nhất.

Trên đây là 3 bệnh về mắt thường gặp nhất ở trẻ em. Hy vọng rằng với những thông tin bổ ích về cách nhận diện và điều trị bệnh về mắt  nói trên cha mẹ sẽ có thêm những kiến thức để phòng tránh cũng như điều trị bệnh giúp bé có một sức khỏe tốt nhất

Trả lời