Bệnh viêm não ở trẻ và những điều cần biết

Thời tiết thay đổi liên tục, nắng mưa thất thường dẫn đến việc sức khỏe của con người cũng bị ảnh hưởng xấu. Đặc biệt là trẻ nhỏ. Tại các khoa nhi của bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2 hiện số ca bệnh nhi bị viêm não được điều trị tại viện ngày một tăng lên và đa số các bé đều trong tình trạng khá nặng.

Bệnh viêm não ở trẻ và những điều cần biết
Bệnh viêm não ở trẻ và những điều cần biết

Nguyên nhân gây viêm não ở trẻ.

Sức đề kháng của trẻ còn yếu kém, do vậy vi khuẩn vi rút xâm nhập rất nhanh. Nguyên nhân chính dẫn đến viêm não là do virus, nhưng ở mỗi loại lại có mức độ nguy hiểm khác nhau. Theo các chuyên gia y tế cho biết, trong số các loại virus gây bệnh, nguy hiểm nhất là virus gây rộp da không đâu HSV. Loại virus này có thể gây tử vong cao khi nó tấn công vào bộ não của trẻ.

Bên cạnh đó, các bé có thể bị viêm não do côn trùng lây nhiễm như bọ chét hay muỗi. Ngoài ra, các ký sinh như toxoplasmosis cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm não ở trẻ em. Đối với những trẻ có sức đề kháng kém, trẻ sinh non, còi xương thì tỷ lệ mắc bệnh qua trường hợp này sẽ rất cao.

Không nên chủ quan khi thấy trẻ bị sốt

Sốt là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho biết trẻ bị mắc viêm não, vì vậy cha mẹ không nên bỏ qua. Trường hợp điển hình của gia đình Liên (Long An) làm nhiều người thương tâm. Con trai chị là Nguyễn Ngọc Gia Tuấn ( 4 tuổi), đang nằm điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 2. Cách đây 2 ngày, bé Tuấn bị sốt nhưng nghĩ là bé sốt thường nên gia đình chỉ đi mua thuốc về uống tại nhà mà không đưa bé đi khám. Sau khi uống thuốc, bé hạ sốt ngay nhưng đến đêm bé bắt đầu bị sốt lại và còn bị sốt cao hơn, có hiện tượng co giật. Lúc này, cha mẹ đưa bé đến viện Nhi Đồng 2 và bác sĩ cho biết bé bị viêm não Nhật Bản, đã ở trong tình trạng nặng: hôn mê, mất ý thức và phải thở bằng máy.

Viêm não không chỉ xảy ra ở trẻ dưới 6 tuổi mà trong nhiều trường hợp trẻ ở độ tuổi 10-17 cũng dễ mắc phải bệnh. Trường hợp em Nguyễn Văn Thịnh (14 tuổi, Bến Tre) đang khỏe mạnh, vui chơi bình thường, bỗng dưng bị sốt, đau đầu và có sử dụng thuốc để điều trị nhưng sau 2 ngày không thấy đỡ, bố mẹ đưa em lên Nhi Đồng 2 khám thì nhận được kết quả em bị viêm não Nhật Bản và phải nằm viện để điều trị lâu dài.

Qua 2 trường hợp điển hình trên, chúng ta thấy rằng khi trẻ có hiện tượng nóng sốt, đau đầu, ói mửa… cha mẹ cần đưa bé đi khám xét để có thể điều trị kịp thời cho bé. Tránh việc coi thường bệnh dẫn đến những hậu quả đáng tiếc như 2 trường hợp trên.

Bệnh viêm não phát triển rất nhanh và để lại hậu quả nghiêm trọng như: chậm phát triển, yếu liệt người, không nói được, động kinh và thậm chí là tử vong. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý, quan tâm đến trẻ thường xuyên.

Bệnh viêm não ở trẻ và những điều cần biết
Bệnh viêm não ở trẻ và những điều cần biết

Tiêm phòng 3 mũi mà vẫn nhiễm bệnh

Theo các bác sĩ tại bệnh viện Nhi Đồng cho hay, không ít trường hợp mắc viêm não là trẻ đã tiêm phòng, có trẻ đã tiêm phòng tới lần thứ 3 nhưng vẫn mắc bệnh bình thường.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Khanh- trưởng khoa truyền nhiễm tại bệnh viện Nhi Đồng chia sẻ: hiện nay có rất nhiều vắc xin ngừa bệnh liên quan đến não bộ. Tuy nhiên một loại vắc xin chỉ phòng ngừa được 1 bệnh não chứ không thể bao gồm được tất cả. Ví dụ: vắc xin viêm não do Hib,vắc xin não mô cầu A-C, vắc xin viêm não Nhật Bản… Vì thế, cha mẹ không nên có quan điểm: đã tiêm phòng rồi thì yên tâm, không lo mắc bệnh.

Để phòng ngừa viêm não Nhật Bản, phụ huynh nên chích ngừa khi trẻ đủ tuổi (trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên), đủ liều (liều 2 cách liều 1 một tuần; liều 3 nhắc lại sau 1 năm) và sau đó phải chích nhắc 3 năm/lần cho đến khi 15 tuổi. Đối với trẻ trên 5 tuổi nếu chưa từng được tiêm vắc xin thì cũng tiêm với 3 liều cơ bản.

Một số việc lưu ý để tránh bệnh viêm não ở trẻ.

– Không để trẻ chơi ngoài trời nắng vì khi nhiệt độ tăng cao cũng dễ tác động xấu đến não trẻ.

– Dùng mọi biện pháp để xua đuổi côn trùng đặc biệt là muỗi, vệ sinh cho bé sạch sẽ,giữ nơi ở khô ráo, thoáng mát.

– Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp nâng cao sức để kháng.

– Tuy nhiên biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay là đưa trẻ đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được tiêm chủng vắc xin phòng bệnh.

Trả lời